51 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ được hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cải tiến sản xuất
Công nghiệp Hỗ trợ Thứ ba, 28/12/2021 - 16:44 Theo dõi Congthuong.vn trên
Năm 2021, Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam (IDCS) phối hợp với chuyên gia tư vấn cải tiến của Công ty điện tử Samsung Việt Nam tổ chức chương trình “Tổ chức tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để cải tiến sản xuất tại các DN Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT) và sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh khu vực phía Nam”.
![]() |
Để chuẩn bị số lượng DN phù hợp tham gia chương tình năm 2021, IDCS và các chuyên gia tư vấn Việt Nam đã tiến hành khảo sát 170 DN CNHT tại các tỉnh thành khu vực phía Nam. Do ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, nhằm đảm bảo chất lượng của chương trình, Bộ Công Thương cho phép điều chỉnh giảm số lượng DN thụ hưởng từ 78 DN như phê duyệt ban đầu xuống con 51 DN. Với sự nỗ lực của các thành viên ban chủ nhiệm đề án, sự phối hợp tâm huyết của các chuyên gia tư vấn Việt Nam và đặc biệt sự tin tưởng của các DN, từ đầu tháng 10/2021, 51 DN được lựa chọn tham gia thụ hưởng chương trình đã đồng loạt triển khai.
Ông Nguyễn Quang Huy - Phó Cục Trưởng Cục công tác phía Nam (Bộ Công Thương) - cho biết, hiện thực hóa chương trình phát triển công nghiệp theo nội dung Quyết định số 68 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2016 – 2025 đã và đang được Bộ Công Thương triển khai một cách đồng bộ và khoa học trên phạm vi cả nước với sự tham gia của các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước. Theo đó, hai Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp phía Bắc và phía Nam thuộc Cục Công nghiệp chủ trì triển khai hướng đến cộng đồng DN trong nước.
Bên cạnh các chương trình hỗ trợ DN đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như chuyên gia tư vấn cải tiến sản xuất, chuyên gia kỹ thuật khuôn mẫu, chuyên gia kỹ thuật phát triển nhà máy thông minh ... chương trình hỗ trợ DN xây dựng các tiêu chuẩn như IATF 16949, tiêu chẩn CE, UL ... để xuất khẩu hàng hóa. Chương trình “Tổ chức tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để cải tiến sản xuất tại các DN Việt Nam trong lĩnh vực CNHT và sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh” là nội dung được triển khai liên tục trong những năm qua và mang lại hiệu quả thiết thực cho các DN khi tham gia chương trình này.
![]() |
Các đại biểu và cộng đồng doanh nghiệp tham dự lễ tổng kết chương trình |
“Chương trình này đã đạt được các mục tiêu đề ra. Việc triển khai chương trình tại 51 DN đảm bảo đúng trình tự, nội dung, thời lượng, đặc biệt sự tham gia của các chuyên gia tư vấn đã được đào tạo bài bản trước đây đã mang lại hiệu quả cụ thể cho DN. Năng suất, chất lượng được tăng lên trung bình đạt 20%, nhà xưởng được bố trí lại đảm bảo tính phù hợp, tiết kiệm được diện tích trung bình đạt 34%, môi trường làm việc của người lao động tại doanh nghiệp được cải thiện thông qua triển khai các đề tại về 5S3D, PRO3M mang lại không gian làm việc khoa học, tiện lợi, dễ quan sát, dễ kiểm tra, dễ vận hành” - Phó Cục Trưởng Cục công tác phía Nam khẳng định.
Được biết, chương trình được tổ chức triển khai dựa trên quy trình tư vấn đã được Samsung áp dụng rất thành công bao gồm: Gặp gỡ lãnh đạo điều hành DN, đánh giá tình hình hoạt động và tình hình kinh doanh của các DN CNHT Việt Nam; Khởi động quá trình tư vấn đổi mới sản xuất, quản lý chất lượng và lưu thông hàng hóa thông qua việc duy trì môi trường làm việc (5S3D) và cải tiến năng suất; cải thiện cơ sở sản xuất như chất lượng và lưu thông hàng hoá; tổng kết, đánh giá và đưa phương hướng duy trì và tự cải tiến cho DN thụ hưởng.
Đặc biệt, thông qua chương trình tư vấn tại hiện trường sản xuất, các chuyên gia tư vấn chỉ ra cho DN rất nhiều lãng phí thông qua đề tài nhận dạng, đánh giá 10 loại lãng phí thường gặp trong sản xuất. Điều này mang lại niềm tin vào chương trình cho DN và chính người lao động...
![]() |
Ông Hoàng Bá Sơn - quyền Giám đốc IDCS ký kết biên bản ghi nhớ với ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hiệp hội May thêu đan TP. Hồ Chí Minh tại lễ tổng kết |
“Chưa bao giờ công ty chúng tôi kẻ vạch vàng như thế này, đây chính là nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia của chương trình. Chúng tôi biết được rằng phải kẻ như vậy để bố trí máy móc khoa học hơn, các anh em trong công ty phải làm việc thế nào, quản lý ra sao. Và hàng hóa làm ra được quản lý về thời gian cũng như chất lượng sản phẩm cải thiện rất nhiều” - ông Bùi Nhân Tiến - CEO Công ty Vinahardware chia sẻ.
Đơn vị chủ trì triển khai chương trình, ông Hoàng Bá Sơn - quyền Giám đốc ICDS cho rằng, để chương trình được lan tỏa và tạo được sự chủ động tự cải tiến sản xuất trong cộng đồng DN công nghiệp hỗ trợ nói riêng và ngành công nghiệp nói chung cần có sự chung tay của cả cộng đồng DN trong và ngoài nước, của các bộ ngành, đặc biệt sự tham gia phối hợp triển khai của các sở ngành địa phương và các hiệp hội ngành nghề.
Trong khuôn khổ lễ tổng kết cũng đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa IDCS với 3 hiệp hội như: Hiệp hội Da giày TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội May thêu đan TP. Hồ Chí Minh và Hiệp hội Doanh nghiệp Củ Chi về ưu tiên hỗ trợ các thành viên của hiệp hội tham gia các chương trình phát triển CNHT năm 2022.
Tham gia chương trình năm nay có các DN trong các lĩnh vực CNHT về dệt may, da giày như: Dệt Kim Thuận Thiên, May Đồng Khánh, Anh Khoa, May Mặc Thành Phát, sản xuất linh kiện cơ khí như Ốc Vít Việt Á, Cơ Khí Chính Xác Nhuận Tiến, sản xuất linh kiện điện tử như Cơ Điện Tử Trường An… “Trung tâm IDCS và đặc biệt các DN thụ hưởng chương trình sẽ tiếp tục duy trì và phát huy thành quả cải tiến mà chương trình đã mang lại cho DN, cũng như lan tỏa tinh thần tự cải tiến sản xuất, đổi mới công nghệ trong công đồng để đưa ngành CNHT ngày càng phát triển” - ông Nguyễn Quang Huy đề nghị. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam khó tiếp cận được ưu đãi?

Ngành cơ khí: Giải pháp để tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu

Đẩy mạnh chuỗi công nghiệp công nghệ cao

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thế mạnh của Thái Bình: Tăng tỷ lệ nội địa hóa

Triển lãm quốc tế lần thứ 15 về công nghệ và thiết bị điện – Vietnam ETE 2022
Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Giảm dần tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu

Phát triển ngành cơ khí Việt Nam: Kiến nghị cần sớm có Luật Cơ khí

Doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước: Liệu có nắm được cơ hội vàng?

Phú Thọ: Xác định công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá

Hòa Bình: Ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp lớn

Liên kết thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ: Ngày càng phát huy hiệu quả

Năng suất lao động ngành chế biến, chế tạo cần đạt mục tiêu 6,5 - 7%/năm

Gỡ “điểm nghẽn” nội địa hóa linh kiện, phụ tùng ô tô: Sẽ sớm được giải quyết

Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn công nghệ thông minh

Cung ứng sản phẩm cho ngành công nghiệp chế tạo: Liên kết là tất yếu

Tăng liên kết để tự chủ nguồn nguyên liệu

Nâng cao hiệu quả mô hình Kosen tại Việt Nam

Vì sao Nghệ An chưa giải được 'bài toán' nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế Vietnam ETE 2022 và Enertec Expo 2022

Công nghiệp hỗ trợ: Làm gì để "cất cánh"?

Hà Nội: Chuỗi các sự kiện phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại HANSSIP

Bộ Công Thương cùng Hà Nội đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Cơ hội chuyển mình

Công nghiệp chế biến, chế tạo cần tiếp thêm nguồn sinh lực
