Ám ảnh lạm phát ở Mỹ đạt mức cao nhất trong 4 thập kỷ và động thái của Fed
Quốc tế Thứ năm, 13/01/2022 - 15:30 Theo dõi Congthuong.vn trên
Với việc loại bỏ giá năng lượng và thực phẩm khỏi phương trình tính toán lạm phát, tỷ lệ lạm phát "cốt lõi" ở Mỹ là 5,5% vào năm 2021, mức tăng tỷ lệ lớn nhất kể từ năm 1991. Áp lực lạm phát đối với nền kinh tế đã đi kèm với các chi phí chính trị đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden khi chính quyền hy vọng sẽ thúc đẩy sự phục hồi kinh tế. Cũng trong ngày 12/1, Tổng thống Biden cho biết chính quyền "còn nhiều việc phải làm với mức tăng giá vẫn còn quá cao". Liệu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có lo ngại về lạm phát không?
![]() |
Cục Dự trữ Liên bang đang báo động về lạm phát khi hàng ngày người Mỹ ngày càng cảm thấy sốc với mọi thứ, từ các khoản mua sắm lớn đến các mặt hàng chủ lực cơ bản. Giá ô tô, năng lượng và nhà ở đều tăng do lạm phát tăng giá. Tăng giá đã ăn mòn tiền lương và dữ liệu thăm dò dư luận cho thấy những lo ngại về lạm phát thậm chí bắt đầu thay thế những lo ngại liên quan đến đại dịch.
Theo thống kê của Bộ Lao động, giá nhà cho thuê đã tăng 4,1% trong năm ngoái và giá thực phẩm tăng 6,3% trong khi giá xe đã qua sử dụng tăng 37,3%. Áp lực lạm phát, một phần do áp lực nhu cầu đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu, dự kiến sẽ tiếp tục cho đến khi các áp lực liên quan đến đại dịch đối với sức khỏe của người lao động và chuỗi cung ứng làm trầm trọng thêm vấn đề. Chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng chậm lại 0,5% trong tháng 11, cho thấy lạm phát có thể gần đạt đến đỉnh điểm.
Trong khi Chủ tịch Fed Jerome Powell từng gọi là lạm phát "nhất thời", Ngân hàng Trung ương Mỹ hiện dự kiến sẽ tăng lãi suất chuẩn ngắn hạn ba lần trong năm tới để giảm bớt áp lực lạm phát. Ngày 11/1, ông Powell thông báo với Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ rằng, nếu Fed phải tăng lãi suất nhiều hơn theo thời gian, thì Fed sẽ làm.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Pháo đài ngầm Azovstal và sự thật về hệ thống hầm trú ẩn

Kinh tế Đông Nam Á đối mặt với nguy cơ lạm phát

Cộng đồng ASEAN đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng sạch

FDI- Con đường thúc đẩy các nền kinh tế APEC vào chuỗi giá trị toàn cầu

Diễn đàn Kinh tế thế giới 2022 tổ chức tại Davos từ ngày 22-26/5
Tin cùng chuyên mục

Cuộc đua xuyên Đại Tây Dương để cải thiện chuỗi cung ứng thực phẩm

Hội nghị Bộ trưởng MC12: Cơ hội không thể bỏ lỡ của WTO

“Cơn choáng váng” của ngành công nghiệp dầu thực vật toàn cầu

Cơ quan Năng lượng quốc tế lý giải sự thay đổi trên thị trường dầu mỏ

Các thành viên OPEC+ bỏ lỡ mục tiêu sản lượng 2,7 triệu thùng dầu mỗi ngày

Việt Nam công nhận lẫn nhau hộ chiếu vaccine 20 nước

Cơ quan Năng lượng quốc tế báo cáo năng lượng tái tạo sẽ lập kỷ lục mới

Giá xăng bán lẻ trên thế giới có thể đạt đỉnh với đà leo dốc

Trái cây ASEAN tận dụng làn sóng RCEP sang thị trường Trung Quốc

Đại hội đồng WTO hướng tới kết quả thực chất tại Hội nghị Bộ trưởng

Bất chấp gió lớn, Đông Nam Á có thể cưỡi sóng lao ra biển lớn

Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng: Nga phô diễn vũ khí hiện đại

Tuyên bố chung của các quốc gia về tăng cường an ninh lương thực

Báo cáo toàn cầu về khủng hoảng an ninh lương thực đạt mức cao mới

Đồng đô la Mỹ tăng giá ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu

Giá lương thực thế giới giảm nhẹ sau khi tăng kỷ lục

Nga duyệt binh kỷ niệm 77 năm Ngày Chiến thắng phát xít Đức phô diễn sức mạnh công nghiệp quốc phòng

Nghị viện châu Âu quyết định gia hạn thêm một năm đối với chứng chỉ Covid kỹ thuật số

Cú sốc giá dầu ăn khiến thị trường toàn cầu hoang mang
