Ấn tượng xuất khẩu thép
Xuất nhập khẩu Thứ năm, 20/01/2022 - 06:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ngành thép chủ động phòng vệ thương mại Vượt 10 tỷ USD, xuất khẩu sắt thép bứt phá |
Xuất khẩu thép tăng cao
Là một trong những doanh nghiệp thép hàng đầu, năm 2021, hoạt động xuất khẩu đã đóng góp tích cực cho sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Hòa Phát. Lần đầu tiên xuất khẩu phôi thép và thép xây dựng của tập đoàn ghi nhận đạt 2,3 triệu tấn. Thị trường xuất khẩu chính là Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Sản phẩm tôn mạ cũng có một năm xuất khẩu rực rỡ khi đạt 297.000 tấn, đóng góp 69% tổng lượng tôn Hòa Phát cung cấp cho thị trường. Việc đẩy mạnh xuất khẩu giúp Hòa Phát đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trong khi thị trường trong nước bị ảnh hưởng do đại dịch Covid 19, đồng thời góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam.
Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp thép có kết quả xuất khẩu khả quan trong năm 2021. Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), xuất khẩu sản phẩm thép năm 2021 đã có được những kết quả tích cực, đạt hơn 14 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm với hơn 12,7 tỷ USD, đóng góp lớn nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Sản phẩm thép của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia khu vực và thế giới. Thép Việt Nam đã lần đầu vượt mốc kỷ lục và gia nhập “câu lạc bộ” 10 tỷ USD.
![]() |
Thép xuất khẩu lần đầu tiên vượt 10 tỷ USD |
VSA lý giải, năm 2021 là năm thuận lợi của ngành thép Việt Nam và toàn cầu. Trong bối cảnh các Hiệp định thương mại có hiệu lực và được thực thi hiệu quả, đây là cơ hội cho Việt Nam trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có ngành thép Việt Nam.
Bên cạnh đó, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát đã tạo điều kiện cho nhu cầu thị trường tăng mạnh giúp xuất khẩu sắt thép trong nước gặp nhiều thuận lợi. Các nhà sản xuất lớn trong nước như Hoà Phát, Tôn Hoa Sen hay Nam Kim đều đạt con số xuất khẩu ấn tượng. Sắt thép các loại của nước ta được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường ASEAN, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ.
Trong năm 2021, ASEAN vẫn là thị trường truyền thống của thép Việt Nam với tỷ trọng 28,64% tổng lượng xuất khẩu. Trung Quốc xếp thứ hai với 21,32%; EU chiếm 12,56%; Mỹ 7,51% và Đài Loan 5,05%.
Tìm cơ hội cho năm 2022
VSA cũng cho hay, sang năm 2022, với sự vào cuộc tích cực của Chính phủ và các ngành, các cấp, tình hình dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát tốt hơn, tạo điều kiện cho các nhà máy thép hoạt động ổn định, đảm bảo nguồn cung thép cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Dự kiến năm 2022, tình hình sản xuất và bán hàng thép có thể chững lại khi có thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán, khả năng dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó khăn. Dự kiến, tăng trưởng sản xuất thép thô khoảng 8-10% so với năm 2021; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép thành phẩm có mức tăng trưởng tương ứng so với năm 2021.
Dù vậy, để đảm bảo cân đối cung cầu năm 2022, VSA khuyến nghị nhà nước có các chính sách khuyến khích đầu tư, thúc đẩy và bảo vệ sản xuất thép trong nước nhất quán, ổn định lâu dài; chủ trì xây dựng và sớm ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia các sản phẩm thép như tôn mạ kim loại và sơn phủ màu; Đồng thời hướng dẫn quy trình, sự tham gia của các bên (cơ quan nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp).
Ngoài ra, cơ quan nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước, cũng như ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của các nước đối với các mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam nhằm giảm thiểu các thiệt hại cho các doanh nghiệp.
Để nắm bắt cơ hội thị trường, các doanh nghiệp thép đang tích cực triển khai nhiều giải pháp mở rộng quy mô, đầu tư công nghệ cho sản xuất thép. Đơn cử từ năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát sẽ triển khai dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, công suất 5,6 triệu tấn/năm. Dự kiến, khi hoàn thành vào năm 2025, sản lượng thép của Hòa Phát sẽ đạt khoảng 14 triệu tấn/năm, lọt Top 30 Doanh nghiệp thép lớn nhất toàn cầu, dồi dào lượng thép cho sản xuất và xuất khẩu.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Ùn tắc được giải quyết, giao thương qua cửa khẩu biên giới phía Bắc dần trở lại bình thường

Xuất khẩu vào Nhật Bản: Doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì?

EU sửa đổi loạt quy định về thực phẩm nhập khẩu

Kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Latvia

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giảm tốc trong nửa đầu tháng 5
Tin cùng chuyên mục

21 khuyến nghị giúp giảm ùn tắc tại cảng Cát Lái

FSIS công nhận 19 nhà máy chế biến cá tra được xuất khẩu vào Mỹ

Xuất khẩu thanh long vào Australia và New Zealand: Khai thác cơ hội mới

Hiệp định RCEP tạo “đường bay thẳng” cho xuất khẩu điều

Xuất khẩu vải thiều kỳ vọng tăng trưởng ở những thị trường khó tính

Xuất nhập khẩu duy trì đà tăng hai con số

Hơn 11.200 tấn hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Bắc Luân II từ khi thông quan quan trở lại

Thêm 2 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu cá tra vào Liên minh kinh tế Á - Âu

Xuất khẩu tôm sú sang thị trường Bắc Âu: Tiềm năng lớn

Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản tại thị trường Hoa Kỳ?

Xuất nhập khẩu hàng hóa diễn biến như thế nào những tháng cuối năm?

Nhiều dư địa cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại thị trường Hoa Kỳ

Thị trường Nhật Bản tăng nhập khẩu trái chuối từ Việt Nam

Ngành Công Thương: Hướng tới mục tiêu xuất nhập khẩu bền vững

Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ: Cách nào để gia tăng thị phần?

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Xuất khẩu hàng hóa vượt 120 tỷ USD, xuất siêu cao

Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt mốc 1 tỷ USD, giá bán áp đảo gạo Thái
