Bảo hiểm thất nghiệp: “Bà đỡ” trong đại dịch
Việc làm Thứ ba, 28/12/2021 - 13:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thống kê của Bộ LĐTB&XH, cả nước hiện có khoảng 13,3 triệu người tham gia BHTN, bằng 27,5% lực lượng lao động trong độ tuổi. Hơn 5,2 triệu lượt người được hưởng trợ cấp thất nghiệp, được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, với hơn 230.000 người được hỗ trợ học nghề. Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số người đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong năm 2020 lên tới gần 1,1 triệu người, tăng 32,3% so với năm 2019; hơn 1,06 triệu có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền trợ cấp hơn 18.200 tỷ đồng, tương ứng với mức hưởng bình quân là hơn 3 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ vậy, hiện 100% số người hưởng chính sách BHTN còn được tư vấn, định hướng việc làm.
![]() |
Bảo hiểm thất nghiệp điểm tựa cho người lao động trong đại dịch |
Trước khó khăn do dịch bệnh, chính sách BHTN cũng đã có những thay đổi, điều chỉnh linh hoạt để hỗ trợ kịp thời cho người lao động. Cụ thể như quy định mới về BHTN đối với người lao động có tham gia BHTN mà chấm dứt quan hệ lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng mức hỗ trợ là một triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, có những quy định nới lỏng một số điều kiện liên quan đến việc hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động khi đang làm việc tại đơn vị có tham gia BHTN. Đặc biệt, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 17/2021/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ học nghề mới đối với người lao động tham gia BHTN. Cụ thể, nâng mức hỗ trợ người lao động tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách BHTN đến nay vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Theo thống kê, năm 2015 có hơn 24.000 người được hỗ trợ học nghề, thì đến cuối năm 2020, tổng số người được hỗ trợ học nghề là hơn 251.000 người, với số tiền hỗ trợ từ Quỹ BHTN là hơn 482 tỷ đồng. Thực tế, số người được hỗ trợ học nghề chỉ chiếm khoảng 5% số người hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ngoài ra, chính sách BHTN mới chỉ tập trung vào việc hỗ trợ sau khi thất nghiệp chứ chưa có nhiều biện pháp chủ động để giúp người lao động duy trì việc làm và tránh thất nghiệp. Ông Trần Tuấn Tú – Trưởng Phòng BHTN, Cục Việc làm (Bộ LĐTB&XH) cho hay, nhiều địa phương chưa chú ý đến đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho người lao động bị thất nghiệp. Mặt khác, hiện mức hỗ trợ học nghề cũng chưa đáp ứng được mức học phí mà các cơ sở đào tạo nghề đang thực hiện, người lao động phải bỏ thêm một phần chi phí đối với một số ngành nghề nên rất khó khăn.
BHTN là một trong các chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, do đó để tăng tính hấp dẫn của chính, một trong những giải pháp quan trọng nhất đó là hoàn thiện nghiên cứu, tập trung vào những giải pháp để chủ động phòng ngừa thất nghiệp để BHTN thật sự trở thành một công cụ quản trị thị trường lao động. Để nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho nhóm lao động, ông Trần Tuấn Tú - cho biết, Cục Việc làm đang nghiên cứu đề xuất các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan về chính sách BHTN theo hướng nâng mức hỗ trợ học nghề cho lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp; xây dựng danh mục nghề nghiệp, chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, nguyện vọng của người lao động…
Cục Việc làm sẽ đẩy mạnh hợp tác liên ngành, hợp tác quốc tế về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động nhằm tăng cường hơn nữa công tác hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia BHTN. |
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Mô hình làm việc kết hợp nâng cao hiệu suất của người lao động

Hơn 70 doanh nghiệp tuyển dụng 5.000 việc làm tại ngày hội tuyển dụng IUH

Tổng công ty Điện lực miền Trung thông báo tuyển dụng 70 lao động

Tin Covid-19 ngày 15/5: Giảm 301 ca bệnh Covid-19 so với ngày trước đó

Những đối tượng lao động được tăng lương từ 1/7/2022
Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn CJ thành công khép lại “Dự án giáo dục trẻ em gái Việt Nam"

Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022: Lý do nhiều doanh nghiệp xin lùi thời hạn

Tăng lương tối thiểu vùng: Hỗ trợ giảm áp lực cho doanh nghiệp

BUILD-IT: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực 4.0

Người lao động chịu tác động từ việc bị giảm lương

Nâng cao hiệu quả công tác đưa người lao động, chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài

Nghịch lý thất nghiệp cao, doanh nghiệp vẫn thiếu lao động

Tăng lương tối thiểu vùng cần hài hòa lợi ích- Kỳ I: Người lao động mong chờ, doanh nghiệp thêm khó

Tăng lương tối thiểu vùng cần hài hòa lợi ích- Kỳ II: Đừng để tăng lương trở thành gánh nặng chi phí

Phối hợp hỗ trợ người lao động, phục hồi nhanh hoạt động sản xuất

Tuyển cộng tác viên online: Nhận diện chiêu trò lừa đảo tinh vi

Quý I/2022: Lao động có việc làm tăng nhanh nhưng thiếu bền vững

IUH có thêm 04 chương trình đào tạo đạt chuẩn AUN-QA

Nỗi lo thiếu lao động

Khởi động chuỗi dự án phát triển nhân lực 4.0

Người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà

Đổi mới, nâng tầm công tác đào tạo nhân lực ngành logistics

Đà Nẵng: Nỗi lo thiếu hụt lao động biển

"Cơn khát" lao động tại các doanh nghiệp sản xuất
