Bộ Công Thương tiếp tục đào tạo tư vấn cải tiến trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại phía Nam
Công nghiệp Hỗ trợ Thứ bảy, 08/01/2022 - 21:08 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo đại diện của Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam (IDCS), tiếp nối thành công của 12 khóa đào tạo trong 3 năm 2018 - 2020 trong khuôn khổ biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công Thương và Công ty TNHH Samsung Điện tử Việt Nam, với hơn 300 tư vấn viên Việt Nam được đào tạo bài bản và 56 doanh nghiệp được tư vấn cải tiến nâng cao năng suất chất lượng. Năm 2021 IDCS đã tổ chức thành công 2 khóa đào tạo với 56 học viên đã hoàn thành được cấp chứng nhận, bổ sung thêm nguồn nhân lực cho công cuộc phát triển công nghiệp của Chính phủ.
“Những khóa đào tạo này triển khai dựa trên quy trình tư vấn đã được Samsung áp dụng rất thành công gồm: Đánh giá tình hình hoạt động và kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam; Tư vấn cải tiến, đổi mới sản xuất, quản lý chất lượng và lưu thông hàng hóa, cải thiện và duy trì môi trường làm việc (5S3D), tăng năng suất lao động nhằm mục tiêu tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tham gia và tham gia sâu vào chuổi cung ứng toàn cầu”- đại diện của IDCS cho biết.
![]() |
Ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp phát biểu tại lễ tổng kết |
Phát biểu tại lễ tổng kết chương trình “Hỗ trợ đào tạo chuyên gia tư vấn cải tiến sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến - chế tạo tại khu vực phía Nam” chiều 8/1, ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết: Xác định nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố then chốt quyết định thành công của chương trình phát triển công nghiệp, chương trình hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như chuyên gia tư vấn cải tiến sản xuất, chuyên gia kỹ thuật khuôn mẫu, chuyên gia kỹ thuật phát triển nhà máy thông minh với sự phối hợp của chuyên gia đến từ Công ty TNHH Samsung Điện tử Việt Nam là nội dung được ưu tiên triển khai liên tục trong những năm qua và mang lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp khi tham gia chương trình này.
![]() |
Ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp trao chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo cho các học viên. |
Theo ông Ngô Khải Hoàn, năm 2021 do ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, nhiều chương trình đã phải hoãn hủy, tuy nhiêm với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Cục Công nghiệp và sự nỗ lực của IDCS, chương trình đã hoàn thiện với 56 tư vấn viên hoàn thành chương trình được cấp chứng nhận. Đây là nguồn lực hữu ích cho quá trình triển khai các chương trình phát triển công nghiệp của Chính phủ.
“Cục Công nghiệp ghi nhận và đánh giá cao sự tin tưởng, đồng hành của các doanh nghiệp, đồng thời mong muốn các doanh nghiệp sẽ các nhân tố tích cực lan tỏa làn sóng cải tiến, đổi mới trong sản xuất, kinh doanh đến cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong khu vực, từ đó cùng đưa công nghiệp hỗ trợ trong nước cùng phát triển”- ông Ngô Khải Hoàn nhấn mạnh.
Được biết, khóa đào tạo gồm 12 tuần. Trong đó, thời gian học lý thuyết 3 tuần tập trung tại TP. Hồ Chí Minh và miền Tây, các học viên sẽ được trang bị các kiến thức về quản lý sản xuất như các nguyên tắc về quản lý hiện trường, cải tiến lãng phí, tìm hiểu về kỹ thuật công nghiệp, tìm hiểu về năng suất, hoạt động nâng cao năng suất, hoạt động cải tiến dòng vận chuyển sản xuất, kiến thức về quản lý chất lượng như Quality Management, các đặc trưng của tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý, tạo ra chất lượng… Sau 3 tuần học lý thuyết, học viên có 9 tuần thực hành thực tế tại doanh nghiệp theo hình thức chia nhóm và được trang bị các quy trình tư vấn cải tiến 4 Step, 13 Process, 22 Activity kết hợp với kiến thức lý thuyết được học và sự chỉ dẫn trực tiếp của các chuyên gia tư vấn nhiều kinh nghiệm.
Sau các khóa đào tạo tại Việt Nam, một số tư vấn viên xuất sắc nhất sẽ tiếp tục được cử sang Hàn Quốc để hoàn thành khóa học chuyên sâu trong năm 2022.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam khó tiếp cận được ưu đãi?

Ngành cơ khí: Giải pháp để tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu

Đẩy mạnh chuỗi công nghiệp công nghệ cao

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thế mạnh của Thái Bình: Tăng tỷ lệ nội địa hóa

Triển lãm quốc tế lần thứ 15 về công nghệ và thiết bị điện – Vietnam ETE 2022
Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Giảm dần tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu

Phát triển ngành cơ khí Việt Nam: Kiến nghị cần sớm có Luật Cơ khí

Doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước: Liệu có nắm được cơ hội vàng?

Phú Thọ: Xác định công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá

Hòa Bình: Ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp lớn

Liên kết thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ: Ngày càng phát huy hiệu quả

Năng suất lao động ngành chế biến, chế tạo cần đạt mục tiêu 6,5 - 7%/năm

Gỡ “điểm nghẽn” nội địa hóa linh kiện, phụ tùng ô tô: Sẽ sớm được giải quyết

Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn công nghệ thông minh

Cung ứng sản phẩm cho ngành công nghiệp chế tạo: Liên kết là tất yếu

Tăng liên kết để tự chủ nguồn nguyên liệu

Nâng cao hiệu quả mô hình Kosen tại Việt Nam

Vì sao Nghệ An chưa giải được 'bài toán' nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế Vietnam ETE 2022 và Enertec Expo 2022

Công nghiệp hỗ trợ: Làm gì để "cất cánh"?

Hà Nội: Chuỗi các sự kiện phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại HANSSIP

Bộ Công Thương cùng Hà Nội đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Cơ hội chuyển mình

Công nghiệp chế biến, chế tạo cần tiếp thêm nguồn sinh lực
