Cần gói tín dụng hợp lý để khuyến khích doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Công nghiệp Hỗ trợ Thứ tư, 15/12/2021 - 14:46 Theo dõi Congthuong.vn trên
Số liệu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế cũng cho thấy, 5 năm trở lại đây, trong cơ cấu giá trị gia tăng các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, giá trị gia tăng từ nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ lớn, trong khi tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng nội địa còn thấp và chưa có nhiều chuyển dịch đáng kể (2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là hàng dệt may và hàng điện tử có tỷ lệ giá trị gia tăng trong nước chỉ lần lượt là hơn 50% và hơn 37%).
Hay với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, các năm gần đây, tỷ trọng chiếm đến 40% tổng doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, nhưng chỉ đóng góp khoảng 14% GDP do giá trị gia tăng rất thấp so với các ngành công nghiệp khác.
Giới chuyên gia cho rằng, thực trạng này sẽ không chỉ gây ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, mà còn tiếp tục ảnh hưởng đến công nghiệp nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Vì vậy, phát triển CNHT từng bước tự chủ nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước là những vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam.
Để thực hiện được mục tiêu, các chuyên gia kinh tế cho rằng, hơn bao giờ hết, doanh nghiệp cần chọn sản xuất những sản phẩm, linh kiện có số lượng lớn, để không chỉ cung cấp trong nước mà còn xuất khẩu. Đồng thời tăng cường hợp tác, tận dụng thế mạnh của nhau nhằm đi vào chuyên môn hóa, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, xây dựng được uy tín cho sản phẩm Việt.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có gói tín dụng hợp lý để khuyến khích doanh nghiệp trong ngành mạnh dạn đầu tư, dần tự chủ nền CNHT trong nước; cũng như hoàn thiện, bổ sung các cơ chế chính sách đồng bộ, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp CNHT phát triển.
Thực tế, Việt Nam hiện thiếu những doanh nghiệp xuất sắc. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là Việt Nam bắt đầu muộn hơn rất nhiều so với các nước khác. Mặt khác, dù đã có cơ chế, chính sách nhưng Việt Nam còn thiếu các cụm sản xuất CNHT hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy, đã xảy ra trường hợp linh kiện sản xuất ở Việt Nam nhưng lại phải gửi sang Thái Lan mới có thể gia công công đoạn cuối để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Đáng lo ngại hơn, không ít DN trong nước phải chịu mức lãi suất vay quá cao so với đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài.
Vì vậy, để nâng giá trị gia tăng cho ngành CNHT, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất đối với doanh nghiệp CNHT và công nghiệp chế biến, chế tạo, ưu tiên phát triển khi vay vốn ngắn hạn tại tổ chức tín dụng; đồng thời thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn của doanh nghiệp để thực hiện dự án sản xuất sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển bằng nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Ngành cơ khí: Giải pháp để tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu

Đẩy mạnh chuỗi công nghiệp công nghệ cao

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thế mạnh của Thái Bình: Tăng tỷ lệ nội địa hóa

Triển lãm quốc tế lần thứ 15 về công nghệ và thiết bị điện – Vietnam ETE 2022

Hậu Giang: Giảm dần tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu
Tin cùng chuyên mục

Phát triển ngành cơ khí Việt Nam: Kiến nghị cần sớm có Luật Cơ khí

Doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước: Liệu có nắm được cơ hội vàng?

Phú Thọ: Xác định công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá

Hòa Bình: Ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp lớn

Liên kết thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ: Ngày càng phát huy hiệu quả

Năng suất lao động ngành chế biến, chế tạo cần đạt mục tiêu 6,5 - 7%/năm

Gỡ “điểm nghẽn” nội địa hóa linh kiện, phụ tùng ô tô: Sẽ sớm được giải quyết

Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn công nghệ thông minh

Cung ứng sản phẩm cho ngành công nghiệp chế tạo: Liên kết là tất yếu

Tăng liên kết để tự chủ nguồn nguyên liệu

Nâng cao hiệu quả mô hình Kosen tại Việt Nam

Vì sao Nghệ An chưa giải được 'bài toán' nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế Vietnam ETE 2022 và Enertec Expo 2022

Công nghiệp hỗ trợ: Làm gì để "cất cánh"?

Hà Nội: Chuỗi các sự kiện phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại HANSSIP

Bộ Công Thương cùng Hà Nội đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Cơ hội chuyển mình

Công nghiệp chế biến, chế tạo cần tiếp thêm nguồn sinh lực

Nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ điện gió ngoài khơi tại Việt Nam
