Cẩn trọng với chiêu thức lừa đảo tin nhắn thương hiệu
Bảo vệ người tiêu dùng Chủ nhật, 03/10/2021 - 18:52 Theo dõi Congthuong.vn trên
Giới phân tích cho biết SMS Brand Name là một hình thức tin nhắn thương hiệu, được các tổ chức, cá nhân đăng ký độc quyền tại các nhà mạng viễn thông và sử dụng làm dịch vụ gửi tin nhắn, gọi điện hàng loạt đến các khách hàng, để chăm sóc, quảng bá hình ảnh, thông báo nội dung, chính sách mới… đến khách hàng. Theo nguyên tắc, khi tin nhắn, cuộc gọi Brand Name đã được đăng ký tại các nhà mạng thì các tổ chức, cá nhân khác không được phép đăng ký trùng tên thương hiệu.
Phương thức thủ đoạn lừa đảo phổ biến của các đối tượng là sử dụng số điện thoại bất kỳ (SIM rác) để phát tán nội dung lừa đảo. Hành vi lừa đảo này đã được cảnh báo, tuyên truyền đến người tiêu dùng bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo đã thay đổi phương thức, thủ đoạn là giả mạo tin nhắn, cuộc gọi thương hiệu - Brand Name của các ngân hàng, công ty điện lực… nguy hiểm hơn là các tin nhắn, cuộc gọi giả mạo này lại được lưu trữ cùng thư mục với các tin nhắn thương hiệu “thật” của các ngân hàng trên điện thoại di động của người dùng. Do đó, người dùng, khách hàng của các ngân hàng, công ty điện lực… sẽ rất dễ nhầm tưởng đây là thông báo chính thức từ các ngân hàng hay các cơ quan hữu quan. Đây là thủ đoạn rất tinh vi và nguy hiểm.
Bằng nhiều nguồn khác nhau, sau khi có được thông tin khách hàng của các ngân hàng, tổ chức… các đối tượng sẽ gửi các tin nhắn, cuộc gọi giả mạo Brand Name đến khách hàng đó. Trong nội dung các tin nhắn giả mạo này luôn kèm đường dẫn đến các trang web giả mạo do các đối tượng quản lý (các trang web này có tên gần giống với các trang web chính thức của ngân hàng, tổ chức…) nên người dùng dễ lầm tưởng, mất cảnh giác. Khi người dùng truy cập vào đường dẫn trong nội dung tin nhắn, hệ thống sẽ tự động hiển thị một trang web giả mạo, có giao diện, logo tương tự các website chính thức của ngân hàng, tổ chức… và được yêu cầu điền các thông tin như: tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP….
Khi có được các thông tin, các đối tượng sẽ kiểm soát được tài khoản chuyển tiền trực tuyến của khách hàng và thực hiện được các hành vi như:chuyển khoản, mở thấu chi, topup thẻ tín dụng, đăng ký vay online…
Bằng các phương thức, thủ đoạn trên, thời gian qua, các đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều khách hàng với số tiền lớn, xảy ra tại nhiều địa phương trong cả nước. Với phương thức phát tán tin nhắn Brand Name giả mạo ngân hàng, tổ chức… khách hàng rất khó để phân biệt được thật giả. Một số tổ chức đã gửi khuyến cáo về các hình thức lừa đảo để cảnh báo khách hàng của mình nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng nhận được thông tin hay hiểu hết được mức độ tinh vi và nguy hiểm của những thủ đoạn trên.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), đây là thủ đoạn rất tinh vi, cần được người tiêu dùng nhận biết, quan tâm, nâng cao cảnh giác để tự bảo vệ tài sản của chính mình, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi khối lượng giao dịch ngân hàng theo phương thức online là rất lớn. Do đó, khi nhận được những tin nhắn như trên, người tiêu dùng cần: Kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn nhận được, kể cả các tin nhắn thương hiệu từ ngân hàng, tổ chức… để phát hiện các tin nhắn giả mạo ngân hàng, tổ chức… không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn. Bởi lẽ thông thường website chính thức của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền và được đánh dấu an toàn bằng hình ổ khóa bên cạnh tên miền website (giao thức https).
Ngoài ra, khi nhận các tin nhắn nghi vấn, không rõ ràng, người tiêu dùng có thể gọi điện trực tiếp lên tổng đài chăm sóc khách hàng của các ngân hàng , tổ chức…để kiểm tra lại thông tin hoặc nhờ những người có kinh nghiệm tư vấn; phản ánh các tin nhắn giả mạo tới ngân hàng, tổ chức…và các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet banking, Smartbanking và có biện pháp để quản lý, bảo mật các thông tin này.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Cấp thiết ứng dụng công nghệ vào chống hàng giả

Quảng Ngãi: Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ sai sự thật

Sử dụng máy điều hoà nhiệt độ: Cách nào để tiết kiệm điện?
Tin cùng chuyên mục

AEON Việt Nam: Triển khai các giải pháp bền vững

Toyota Việt Nam triệu hồi 191 xe Raize để sửa chữa mối hàn ụ

Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Hà Nội: Đẩy mạnh liên kết bền vững

Công ty cổ phần Dược phẩm và sinh học y tế sản xuất thuốc kém chất lượng

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Khách hàng được giám sát quy trình giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp

Thu hồi sô cô la Kinder: Cơ quan EU thúc giục tiến hành điều tra nhà máy Bỉ

Quảng Ninh: Phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022

Khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Đề nghị xử lý nghiêm vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Cần có chế tài xử lý rõ ràng

Trung Quốc: Tìm cách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thời đại số

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe bán tràn lan trên "mạng": Giải "bài toán" từ công tác quản lý

Kinh doanh trách nhiệm - Giải pháp kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp

Thêm chương mới về giao dịch đặc thù đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Cần sự tham gia của nhiều thiết chế

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng

Nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực cho doanh nghiệp

Chống hàng giả, hàng nhái: Trách nhiệm không của riêng ai
