Chỉ số lưới điện thông minh TP. Hồ Chí Minh đứng thứ 2 Đông Nam Á
Năng lượng Thứ bảy, 20/11/2021 - 10:08 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ngành điện TP. Hồ Chí Minh đẩy nhanh “tốc độ” ngầm hóa lưới điện TP. Hồ Chí Minh: Phấn đấu tiết kiệm 2% tổng điện năng tiêu thụ |
Đứng đầu bảng xếp hạng năm nay về Chỉ số Lưới điện thông minh là công ty điện lực Enedis của Pháp. Tập đoàn TEPKO của Nhật đứng thứ 19, tập đoàn oKEPCO của Hàn Quốc đứng thứ 41.
![]() |
Bảng xếp hạng chỉ số lưới điện thông minh năm 2021,EVNHCMC đứng thứ 2 trong số các công ty điện lực các nước ASEAN |
So với các công ty điện lực thuộc khu vực Đông Nam Á, EVNHCMC hiện đồng điểm với MEA (Thailand - đứng thứ 54), TNB (Malaysia – thứ 55), chỉ xếp sau SPGroup (Singapore - thứ 36) và xếp trên Meralco (Philippines – thứ 70), PEA (Thailand – thứ 71) và PLN (Indonesia – thứ 82).
Trong khi đó, vào năm 2020, EVNHCMC với số điểm 51,8/100 điểm xếp thứ 70/85, sau SPGroup (Singapore), TNB (Malaysia), Meralco (Philippines), MEA và PEA (Thailand) trong khu vực Đông Nam Á.
Trong bốn thập kỷ qua, việc thiết lập điểm chuẩn và mục tiêu, là công cụ để SP Group đạt được tiêu chuẩn độ tin cậy cao. Đó là một cách tiếp cận toàn diện để đánh giá chỉ số lưới điện thông minh (SGI) của các công ty phân phối điện.
Cụ thể, SPGroup đã thực hiện đánh giá mức độ phát triển lưới điện thông minh để so sánh giữa các công ty điện lực tiên tiến trên thế giới theo 07 lĩnh vực: giám sát và điều khiển, phân tích dữ liệu, độ tin cậy cung cấp điện, tích hợp nguồn điện phân tán, phát triển năng lượng xanh, an ninh hệ thống và dịch vụ khách hàng.
Cũng theo đánh giá của SPGroup, năm nay các công ty điện lực thuộc khu Bắc Mỹ có mức độ phát triển cao trong tất cả các lĩnh vực, ngoại trừ độ tin cậy cung cấp điện. Nhưng họ đã có những sự cải thiện đáng kể về lĩnh vực năng lượng xanh (trên 10%). Còn đối với các công ty điện lực thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu thì có những cải thiện lớn về độ tin cậy cung cấp điện (7%) và an ninh hệ thống (10%), trong đó có EVNHCMC.
Theo cách đánh giá truyền thống thì chỉ số thời gian mất điện trung bình của hệ thống (SAIDI) và chỉ số tần suất mất điện trung bình của hệ thống (SAIFI) được sử dụng làm các chỉ số đánh giá độ tin cậy trong việc cung cấp điện. Tuy nhiên, đối với lưới điện thông minh thì độ tin cậy của nguồn cung cấp chỉ là một trong các chỉ số để xem xét đánh giá. Tích hợp các nguồn năng lượng phân tán, cải thiện khả năng phục hồi của lưới điện trước các mối đe dọa lưới điện, giao tiếp với thiết bị sau công tơ và cho phép trào lưu công suất đa chiều là một số thách thức mà các công ty điện lực phải đối mặt. Chỉ số độ tin cậy không còn đủ để đo lường hiệu suất và khả năng của lưới điện.
Nắm bắt xu hướng phát triển lưới điện trên thế giới, EVNHCMC đã triển khai xây dựng Lưới điện thông minh từ năm 2016 để nâng cao năng lực cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng về chất và lượng của khách hàng TP. Hồ Chí Minh. Với kết quả đánh giá năm 2021 về lưới điện thông minh đã phản ánh nỗ lực rất lớn của EVNHCMC trong giai đoạn khó khăn do đại dịch Covid, đồng thời khẳng định quan điểm phát triển đúng hướng để hệ thống điện TP. Hồ Chí Minh ngày càng tiệm cận lưới điện hiện đại của thế giới.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Giảm giá xăng dầu - nhìn từ bức tranh toàn cảnh xăng dầu Việt Nam: Bài 1: Giá xăng dầu đạt đỉnh do đâu?

Hiệp hội Công nghiệp Năng lượng Mặt trời châu Âu tìm cơ hội đầu tư điện mặt trời tại Việt Nam

Thị trường điện: Chủ trương đúng đắn, cách làm hiệu quả

Công ty Cổ phần Thủy điện miền Trung: Năng động và thích ứng nhanh

Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Phát lên lưới điện quốc gia trên 30 tỷ kWh
Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi Luật Dầu khí: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi

Ra mắt hệ thống cơ sở dữ liệu ngăn chặn sai phạm trong kinh doanh xăng dầu từ 20/5/2022

Đại biểu Quốc hội: Giảm giá xăng dầu cần công cụ thuế để kiểm soát

Giá xăng dầu chiều 23/5: Giá xăng tăng, giá dầu giảm từ 15h

G7 thống nhất đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên hợp tác năng lượng

Nhiều cây xăng sẽ có thêm trạm sạc xe điện

Bộ Công Thương chính thức bãi bỏ toàn bộ Thông tư số 28

Gỡ khó về mặt bằng cho dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống tại Thanh Hoá

Bàn giải pháp, gỡ khó cho 2 dự án truyền tải nhập khẩu điện từ Lào

Bộ Công Thương được giao tiếp tục rà soát Dự thảo Quy hoạch điện VIII

Tiết kiệm năng lượng: Giải pháp bảo đảm cung ứng điện cho mùa nắng nóng 2022

Đường dây 220kV Nậm Mô - Tương Dương: Đề nghị tỉnh Nghệ An cho mượn đất mở đường thi công tại 6 vị trí cột

Bộ Công Thương liên tục rà soát, cân đối nguồn cung xăng dầu

Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực: Đôn đốc tiến độ các dự án truyền tải nhập khẩu điện từ Lào

Hãm đà tăng giá xăng dầu: Trông vào “van” thuế?

Đóng điện trạm biến áp 220kV Tương Dương và đấu nối

Tập đoàn GE cung cấp tuabin khí 9HA cho nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam

SP Group và Nuriflex lắp đặt điện mặt trời áp mái cho TKG Taekwang Vina

Đẩy mạnh thực hiện Hiệu quả năng lượng trong tình hình mới
