Chính sách bảo hiểm thất nghiệp: “Tiếp sức” người lao động tỉnh Cao Bằng ổn định cuộc sống
Việc làm Thứ ba, 28/12/2021 - 10:04 Theo dõi Congthuong.vn trên
Toàn tỉnh Cao Bằng có khoảng 16.000 người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp ở các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Dương. Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở các tỉnh thành phố này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc làm của người lao động của tỉnh.
Trước tình hình đó, để đảm bảo cuộc sống cho người lao động, các cấp, ngành của tỉnh Cao Bằng đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ người lao động thất nghiệp, tăng cường kết nối việc làm, hỗ trợ người lao động của tỉnh sớm tìm được việc làm mới.
Đại diện Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng cho biết, thời gian qua, đơn vị đã tập trung quyết liệt triển khai thực hiện nhiều giải pháp phát triển người tham gia, giảm nợ đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) như: giao kế hoạch thu, phát triển người tham gia cho BHXH địa phương; quản lý sử dụng quỹ BHXH, BHYT theo đúng quy định; rà soát, phân loại các nhóm người chưa tham gia để tập trung khai thác, trong đó chú trọng vào các nhóm tiềm năng.
Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP, BHXH tỉnh đã tập trung nhân lực và thời gian để khẩn trương, quyết liệt triển khai chính sách hỗ trợ người lao động và đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) một cách nhanh chóng, thuận tiện và chính xác. Đến nay, cơ quan BHXH đã hoàn thành giảm mức đóng cho 880/894 đơn vị (đạt 98,4%) đang tham gia BHTN (chưa bao gồm đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên), với 9.303 người lao động và tổng số tiền giảm đóng (tạm tính) đến ngày 30/9/2022 trên 5,6 tỷ đồng.
![]() |
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Cao Bằng “tiếp sức” cho người lao động ổn định cuộc sống |
Theo Trung tâm DVVL tỉnh Cao Bằng, đơn vị đã phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp tổ chức các hội nghị tuyên truyền về chính sách lao động việc làm, thông tin thị trường lao động, tư vấn việc làm, học nghề tại các huyện Thạch An, Hòa An, Quảng Hòa… Thông qua những hoạt động này, đơn vị đã tư vấn việc làm, học nghề, chính sách BHTN cho hàng nghìn lượt người lao động và người sử dụng lao động.
Bên cạnh đó, Trung tâm cũng phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Nguyên Bình mở lớp dạy nghề nấu ăn cho các lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp để giúp họ có cơ hội tìm được việc làm mới.
Chia sẻ về các hoạt động hỗ trợ việc làm cho người lao động, bà Đặng Thị Long Biên - Giám đốc Trung tâm DVVL tỉnh Cao Bằng - cho biết: Với phương châm 3 đúng “đúng đối tượng, đúng chế độ, đúng thời hạn”, việc thực hiện hiệu quả chính sách BHTN góp phần quan trọng ổn định sản xuất, kinh doanh cho các công ty, doanh nghiệp và ổn định đời sống cho người lao động.
“Đến hết tháng 10/2021, toàn tỉnh Cao Bằng đã chi trả trợ cấp thất nghiệp cho 1.708 lao động với số tiền trên 28,1 tỷ đồng” – Giám đốc Trung tâm DVVL tỉnh Cao Bằng thông tin.
Song song với thực hiện các chính sách BHTN, Trung tâm DVVL Cao Bằng cũng triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động. Trong đó, đơn vị tập trung cung cấp thông tin thị trường lao động, thông báo vị trí việc làm trống để hỗ trợ cho người thất nghiệp tìm việc làm phù hợp với năng lực và tay nghề đã qua đào tạo thông qua việc đẩy mạnh tư vấn trực tuyến qua các ứng dụng Facebook, Zalo, bản tin thị trường lao động hằng tháng... Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, tư vấn đến người lao động và người sử dụng lao động để họ nhận thức rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm trong thực hiện chính sách BHTN.
Thống kê từ đầu năm 2021 đến nay, Trung tâm DVVL Cao Bằng đã khai thác thông tin thị trường lao động của 270 doanh nghiệp, cung ứng thông tin thị trường lao động cho khoảng 234 doanh nghiệp; duy trì website vieclamcaobang.vn và trang Facebook.com/vlcaobang nhằm kết nối thông tin thị trường lao động trong tỉnh và với các tỉnh trong cả nước, giúp cho người lao động truy cập tìm kiếm việc làm, thông tin thị trường lao động và các chế độ liên quan đến chính sách việc làm, BHTN.
Trung tâm DVVL tỉnh cũng theo định kỳ hàng quý gửi thông báo tuyển dụng lao động đến UBND các huyện, thành phố và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tư vấn việc làm, học nghề, chính sách pháp luật lao động cho hơn 11.800 lao động (đạt 84,3% kế hoạch); giới thiệu 13 doanh nghiệp được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trực tiếp phối hợp với các huyện, thành phố triển khai tuyển lao động…
Nhờ việc thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, công tác giải quyết việc của tỉnh Cao Bằng bước đầu đã thu được những kết quả tích cực. Theo đó, trong thời gian tới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để tạo việc làm cho người lao động.
Trong đó, đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú và phù hợp để nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động trong thực hiện chính sách bảo hiểm với người lao động. Ngoài ra, đẩy mạnh tăng cường kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đăng ký, đóng BHTN đúng thời gian, tránh tình trạng nợ BHTN kéo dài, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
Tính đến hết tháng 10/2021, số lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm của tỉnh Cao Bằng là 1.550 người (đạt 130% kế hoạch); số lao động được giới thiệu việc làm, cung ứng lao động thông qua Trung tâm DVVL tỉnh là 600 người (đạt 100% kế hoạch); số lao động được đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 25 người (đạt 25% kế hoạch). |
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Mô hình làm việc kết hợp nâng cao hiệu suất của người lao động

Hơn 70 doanh nghiệp tuyển dụng 5.000 việc làm tại ngày hội tuyển dụng IUH

Tổng công ty Điện lực miền Trung thông báo tuyển dụng 70 lao động

Tin Covid-19 ngày 15/5: Giảm 301 ca bệnh Covid-19 so với ngày trước đó

Những đối tượng lao động được tăng lương từ 1/7/2022
Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn CJ thành công khép lại “Dự án giáo dục trẻ em gái Việt Nam"

Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022: Lý do nhiều doanh nghiệp xin lùi thời hạn

Tăng lương tối thiểu vùng: Hỗ trợ giảm áp lực cho doanh nghiệp

BUILD-IT: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực 4.0

Người lao động chịu tác động từ việc bị giảm lương

Nâng cao hiệu quả công tác đưa người lao động, chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài

Nghịch lý thất nghiệp cao, doanh nghiệp vẫn thiếu lao động

Tăng lương tối thiểu vùng cần hài hòa lợi ích- Kỳ I: Người lao động mong chờ, doanh nghiệp thêm khó

Tăng lương tối thiểu vùng cần hài hòa lợi ích- Kỳ II: Đừng để tăng lương trở thành gánh nặng chi phí

Phối hợp hỗ trợ người lao động, phục hồi nhanh hoạt động sản xuất

Tuyển cộng tác viên online: Nhận diện chiêu trò lừa đảo tinh vi

Quý I/2022: Lao động có việc làm tăng nhanh nhưng thiếu bền vững

IUH có thêm 04 chương trình đào tạo đạt chuẩn AUN-QA

Nỗi lo thiếu lao động

Khởi động chuỗi dự án phát triển nhân lực 4.0

Người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà

Đổi mới, nâng tầm công tác đào tạo nhân lực ngành logistics

Đà Nẵng: Nỗi lo thiếu hụt lao động biển

"Cơn khát" lao động tại các doanh nghiệp sản xuất
