Công nghiệp hỗ trợ: Tận dụng cơ hội từ FTA
Công nghiệp Hỗ trợ Thứ năm, 16/12/2021 - 12:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo các chuyên gia kinh tế, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chính là cơ hội để doanh nghiệp CNHT Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất thế giới. Thuận lợi hơn khi nhiều doanh nghiệp ngành CNHT đã cung ứng được cho những tập đoàn đa quốc gia lớn; đồng thời, các doanh nghiệp cũng đã xuất khẩu sản phẩm trực tiếp cho các đối tác trên thế giới.
![]() |
Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp ưu tiên |
Đánh giá của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp CNHT đã chủ động, tích cực đổi mới, hướng đến nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, nền tảng CNHT trong nước vẫn còn yếu kém, do thiếu sự đầu tư bài bản, kỹ lưỡng vào nguồn vốn, công nghệ, nhân lực, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới. Ngoài ra, năng lực sản xuất, trình độ công nghệ cao của Việt Nam dù có sự cải thiện, song sản xuất hàng hóa có giá trị cao còn hạn chế… Đặc biệt, trong gần hai năm qua trước sự diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các ngành công nghiệp trong nước đã gặp rất nhiều thách thức trong bảo đảm các yếu tố đầu vào sản xuất, điều này đã làm cho việc sản xuất trở nên khó khăn, nội lực yếu dần.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các chuyên gia kinh tế cho rằng, những tồn tại, yếu kém trên không chỉ gây ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, mà sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung trong dài hạn. Đặc biệt, thách thức lớn hơn trong quá trình phát triển của ngành CNHT đó là khi lực lượng chủ yếu trong sản xuất công nghiệp là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% doanh nghiệp cả nước với sự dẫn dắt của các tập đoàn sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước và các tập đoàn FDI hoạt động tại Việt Nam.
Từ thực trạng phát triển của ngành CNTT, việc sớm có giải pháp tháo gỡ các nút thắt là hết sức cấp thiết; đặc biệt, với xuất phát điểm thấp của doanh nghiệp, cần có các chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp nâng cao trình độ sản xuất, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi ích từ các FTA mang lại. Đồng thời, có cơ chế tạo điều kiện để các doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung cấp, tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng.
Về phía cộng đồng doanh nghiệp, ngoài giải pháp tháo gỡ khó khăn về mặt chính sách của nhà nước đối với ngành CNHT, ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) - khuyến nghị, để tận dụng hiệu quả cơ hội từ các FTA, các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp CNHT cần quan tâm, chủ động tìm hiểu về FTA, có như vậy mới có chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp; gia tăng cơ hội khai thác thị trường toàn cầu. “Hiện, Bộ Công Thương đang vận hành Cổng thông tin điện tử FTA của Việt Nam (Vietnam FTA Portal) - đây là kênh cung cấp thông tin để doanh nghiệp nắm rõ các cơ hội từ FTA, cũng như các chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến FTA”- ông Khanh cho hay.
Để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cơ hội từ FTA, Bộ Công Thương sẽ tích cực đổi mới hoạt động tuyên truyền các FTA, bám sát thực tế, đời sống của DN, gia tăng kết nối các nguồn lực với nhau trong khai thác FTA. |
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Ngành cơ khí: Giải pháp để tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu

Đẩy mạnh chuỗi công nghiệp công nghệ cao

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thế mạnh của Thái Bình: Tăng tỷ lệ nội địa hóa

Triển lãm quốc tế lần thứ 15 về công nghệ và thiết bị điện – Vietnam ETE 2022

Hậu Giang: Giảm dần tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu
Tin cùng chuyên mục

Phát triển ngành cơ khí Việt Nam: Kiến nghị cần sớm có Luật Cơ khí

Doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước: Liệu có nắm được cơ hội vàng?

Phú Thọ: Xác định công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá

Hòa Bình: Ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp lớn

Liên kết thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ: Ngày càng phát huy hiệu quả

Năng suất lao động ngành chế biến, chế tạo cần đạt mục tiêu 6,5 - 7%/năm

Gỡ “điểm nghẽn” nội địa hóa linh kiện, phụ tùng ô tô: Sẽ sớm được giải quyết

Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn công nghệ thông minh

Cung ứng sản phẩm cho ngành công nghiệp chế tạo: Liên kết là tất yếu

Tăng liên kết để tự chủ nguồn nguyên liệu

Nâng cao hiệu quả mô hình Kosen tại Việt Nam

Vì sao Nghệ An chưa giải được 'bài toán' nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế Vietnam ETE 2022 và Enertec Expo 2022

Công nghiệp hỗ trợ: Làm gì để "cất cánh"?

Hà Nội: Chuỗi các sự kiện phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại HANSSIP

Bộ Công Thương cùng Hà Nội đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Cơ hội chuyển mình

Công nghiệp chế biến, chế tạo cần tiếp thêm nguồn sinh lực

Nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ điện gió ngoài khơi tại Việt Nam
