Covid-19 làm gia tăng sự bất bình đẳng trong giàu nghèo
Xã hội Thứ hai, 17/01/2022 - 16:12 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chỉ trong hai năm đại dịch Covid-19 diễn ra, tài sản của nhóm tỉ phú trên tăng từ 700 tỉ USD lên 1.500 tỉ USD, với mức tăng trung bình 1,3 tỉ USD/ngày. Khối tài sản tăng thêm trong đại dịch này còn cao hơn trong 14 năm trước đó cộng lại.
Bên cạnh đó, báo cáo của Oxfam cũng chỉ ra, tính đến tháng 3/2021, lợi nhuận từ dược phẩm, thiết bị y tế, dịch vụ cần thiết trong đại dịch đã giúp 20 người trở thành tỉ phú mới. Những tỉ phú này đến từ trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản.
Số liệu cũng cho thấy, 1% người giàu nhất sở hữu nhiều tài sản hơn 90% người nghèo nhất trong khu vực.
Trong khi đó, báo cáo của Oxfam cũng chỉ ra 160 triệu người đang sống dưới mức 5,5 USD/ngày – mốc được coi là đói nghèo tại các quốc gia có mức thu nhập dưới trung bình theo Ngân hàng Thế giới (WB).
Bên cạnh đó, đại dịch đang buộc các nước đang phát triển cắt giảm chi tiêu xã hội khi các khoản nợ quốc gia tăng lên. Vấn đề bình đẳng giới cũng đang được đặt ra với 13 triệu phụ nữ đi làm hiện nay ít hơn so với năm 2019 và hơn 20 triệu trẻ em gái có nguy cơ không bao giờ được đến trường.
Ông Danny Sriskandarajah - Giám đốc điều hành của Oxfam GB - nhận xét, ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu, các hệ thống kinh tế không công bằng vẫn mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho giới giàu nhất nhưng lại không bảo vệ được những người nghèo nhất.
![]() |
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tổng số tỷ phú đã tăng gần 30% từ 803 người hồi tháng 3/2020 lên 1.087 người vào tháng 11/2021. Khối lượng tài sản của các tỷ phú cũng tăng 74%.
Mustafa Talpur – Quản lý cấp cao về vận động chính sách và chiến dịch tại Oxfam nhấn mạnh: “Những người nghèo ở châu Á bị bỏ mặc trong đại dịch. Họ phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng về sức khoẻ, việc làm, bị đẩy vào cảnh bần cùng, xoá bỏ đi những thành quả đạt được trong nhiều thập kỷ chống đói nghèo. Trong khi đó, những người giàu tiếp tục gia tăng số tài sản.”
Covid-19 đã cướp đi sinh mạnh của hơn 1 triệu người tại châu Á – chưa tính đến nhưng ca tử vong do nghèo đói và do gián đoạn dịch vụ y tế. Phụ nữ, trẻ em gái có nhiều khả năng bị mất việc làm hơn cả. Phụ nữ có thể phải làm việc ở tuyến đầu chống dịch khiến họ gặp nhiều rủi ro hơn. Tại châu Á - Thái Bình Dương, 70% nhân viên y tế và 80% y tá là nữ giới.
Đại dịch Covid-19 đã làm khoảng cách giàu nghèo bị nhân rộng. Credit Suisse dự báo đến 2025, châu Á - Thái Bình Dương sẽ có thêm 42.000 người sở hữu tài sản trên 50 triệu USD và 99.000 tỷ phú. Cả WB và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đều cho rằng, Covid-19 sẽ gây ra sự gia tăng đáng kể về bất bình đẳng kinh tế trên toàn cầu.
Giám đốc điều hành của Oxfam - ông Sriskandarajah tuyên bố việc công bố báo cáo trước thời điểm diễn ra sự kiện Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos là nhằm thu hút sự chú ý của giới tinh hoa kinh tế, doanh nghiệp và chính trị.
Oxfam cũng kêu gọi cải cách thuế để chi cho sản xuất vaccine toàn cầu cũng như chăm sóc y tế, thích ứng khí hậu và giảm bạo lực về giới để hạn chế tình trạng tử vong.
Tin mới nhất

Đoàn Thanh niên Tổng công ty Phát điện 2: Mang nước sạch về với bà con vùng biên

Mô hình làm việc kết hợp nâng cao hiệu suất của người lao động

Thêm 12 chương trình đào tạo IUH đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục

Sân bay thứ 2 ở Hà Nội sẽ xây dựng tại Thường Tín

Vì sao học phí các trường quốc tế có giá bạc tỷ?
Tin cùng chuyên mục

Kết nối, hợp tác doanh nghiệp trong đào tạo tại các trường thuộc Bộ Công Thương

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm sản phẩm có trách nhiệm với xã hội, môi trường 2022

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới

23.500 tỷ đồng làm đường Vành đai 4 đã được Hà Nội thông qua

Đại học Y Hà Nội tăng học phí hơn 70%: Liệu có hợp lý?

Hơn 70 doanh nghiệp tuyển dụng 5.000 việc làm tại ngày hội tuyển dụng IUH

Nghệ An: Các trường ngoài công lập xét tuyển để tuyển sinh vào lớp 10

Cập nhật lịch nghỉ hè của học sinh cả nước năm 2022 mới nhất

Đại hội Đảng bộ Đại học Điện lực khóa XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025

Ký kết biên bản thỏa thuận “Dự án đổi mới khoa học và công nghệ cao su thiên nhiên vì chu trình carbon toàn cầu”

Tăng cường biện pháp hỗ trợ người lao động

Cần Thơ thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại các chợ nổi

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận sách giáo khoa vẫn còn “lỗi, sạn”

Trường Đại học Sao Đỏ: Góp sức giải cơn “khát” nhân lực cho ngành công nghiệp ô tô

Biểu dương tập thể, cá nhân học tập theo tư tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh

Kỷ niệm đẹp của cặp vợ chồng văn công từng gặp Bác Hồ

Tổ chức Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 – 2025

Phát triển ngành Xây dựng Việt Nam trong điều kiện bình thường mới
