Đà Nẵng bác bỏ tin đồn hạn chế đi lại
Địa phương Thứ ba, 18/01/2022 - 09:07 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đà Nẵng "không ngăn sông, cấm chợ"
Số ca mắc Covid – 19 tại TP. Đà Nẵng trong ngày 17/1 đã gần chạm mốc 1.000 ca mắc mới. Trước tình hình đó, trên mạng xã hội đã xuất hiện một số tin đồn về việc thành phố sẽ phong tỏa trong ngày 25 Tết.
![]() |
Lãnh đạo TP. Đà Nẵng khẳng định "không ngăn sông cấm chợ", đảm bảo hoạt động các chợ, siêu thị, đảm bảo cung ứng hàng hóa phục vụ người dân |
Liên quan đến vấn đề này, tại cuộc họp BCĐ phòng chống dịch Covid – 19 TP. Đà Nẵng tối 17/1, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng – bà Ngô Thị Kim Yến khẳng định hoàn toàn không có chuyện phong tỏa hay hạn chế đi lại. Nhấn mạnh thành phố tuyệt đối “không ngăn sông cấm chợ”, không ngăn cản, hạn chế đi lại; đảm bảo giao thông thông suốt và mọi điều kiện để người dân vui đón Tết. Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cũng đề nghị người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid – 19.
Thông tin về tình hình cung ứng hàng hóa dịp Tết, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng – ông Nguyễn Văn Trừ cho biết ngày 17/1, Sở đã có văn bản gửi các UBND các quận, huyện, BQL các chợ trên địa bàn thành phố thông tin tình hoạt động bình thường của các chợ.
Theo đó, để đảm bảo hoạt động cung ứng hàng hóa cho người dân không bị đứt gãy trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; Sở Công Thương đề nghị UBND các quận, huyện thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến người dân trên địa bàn về chủ trương của thành phố “không ngăn sông cấm chợ”, đảm bảo hoạt động của các siêu thị, chợ truyền thống; đảm bảo cân đối cung cầu một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết.
Trong trường hợp cần thiết, căn cứ Phương án số 3357/PA-SCT ngày 24/12/2021 của Sở Công Thương; UBND các quận, huyện tổ chức các điểm bán hàng cố định, lưu động đã được thiết lập theo Phương án cung ứng lương thực, thực phẩm và một số mặt hàng thiết yếu theo các cấp độ “Thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn các quận, huyện.
Đối với các chợ, ông Trừ khẳng định duy trì hoạt động của các chợ; áp dụng phương án chỉ đóng quầy hàng có tiểu thương F0 và các F liên quan có nguy cơ lây nhiễm cao, không đóng cửa cả chợ như trước đây, không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh; đồng thời, tổ chức cách ly kịp thời, khoanh vùng trong phạm vi hẹp nhất nhằm đảm bảo hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Bên cạnh tiếp tục phòng chống dịch Covid – 19, từ 18/1 – Tết Nguyên đán 2022 , các chợ sẽ thực hiện xét nghiệm Covid – 19 cho tiểu thương với tuần suất 3 ngày/lần để tầm soát nguy cơ cho các hộ tiểu thương kinh doanh tại các chợ. BQL các chợ vận động tiểu thương tự chịu kinh phí xét nghiệm theo hình thức test nhanh, mẫu gộp (gộp 2 hoặc 3 mẫu, trung bình chi phí khoảng 40.000 – hơn 50.000 đồng/tiểu thương/lần).
![]() |
Ông Trần Phước Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng (bên trái), và bà Lê Thị Kim Phương, Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng (thứ hai từ trái qua) đến thăm hỏi, động viên tiểu thương tại các chợ trên địa bàn thành phố. |
Linh hoạt phòng chống dịch, có phương án chợ lưu động, liên kết tiêu thụ hàng hóa cho tiểu thương F0
Để nắm tình hình hoạt động, công tác phòng chống dịch, công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Nhân Dần 2022 và thăm hỏi, động viên các tiểu thương, ngày 17/1, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng – ông Trần Phước Sơn đã đến khảo sát, kiểm tra tại các chợ truyền thống lớn trên địa bàn thành phố gồm chợ Cồn, chợ Cẩm Lệ, chợ Non Nước.
Tại chợ Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), ông Nguyễn Đình Mâng, Trưởng ban quản lý chợ quận Ngũ Hành Sơn cho biết, đầu tháng 1/2022, chợ Non Nước đã phải tạm đóng cửa để thực hiện công tác kiểm soát dịch bệnh và đã khôi phục hoạt động từ ngày 15/1 với công suất 50%.
“Ban quản lý đang vận động người dân xét nghiệm, test nhanh theo mẫu gộp 3 ngày 1 lần, nhân viên y tế đến lấy mẫu tại nơi để tiết kiệm tiền và thời gian cho bà con. Dự kiến vào ngày 20 âm lịch, chợ sẽ hoạt động với 100% công suất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán” - Ông Mâng cho hay.
Đối với chợ Cồn (Hải Châu, Đà Nẵng), chợ phải tạm đóng cửa 3 ngày vì có nhiều F0 và đã mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 15/1 sau khi xét nghiệm gần 1.600 hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ. Hiện tại chỉ có 90% tiểu thương ngành hàng phi thực phẩm quay lại hoạt động kinh doanh trong khi chưa đến 50% tiểu thương kinh doanh thực phẩm tươi sống hoạt động trở lại cũng vì tâm lý e sợ dịch bệnh.
Tại chợ Cẩm Lệ (Cẩm Lệ, Đà Nẵng), công tác phòng chống dịch được đảm bảo, hàng hóa dồi dào phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Ghi nhận sự nỗ lực của các chợ truyền thống trong phòng chống dịch, duy trì hoạt động của chợ để đảm bảo nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Trần Phước Sơn đề nghị các BQL các chợ phải xây dựng phương án chống dịch, phương án chợ lưu động để nếu trong trường hợp cần thiết phải tạm dừng hoạt động trong thời gian ngắn để phục vụ phòng chống dịch thì vẫn đảm bảo cung ứng hàng hóa cho người dân vì đây đều là những chợ lớn trên địa bàn thành phố; tính đến phương án liên kết để giải phóng hàng hóa cho các tiểu thương đang nghỉ bán để điều trị Covid – 19.
Theo Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng - bà Lê Thị Kim Phương, trong trường hợp chợ truyền thống có F0 sẽ tiến hành khoanh vùng hẹp và xét nghiệm để ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh, các khu vực không có F0 vẫn hoạt động bình thường. Các chợ, trung tâm thương mại, các đại lý, nhà phân phối đã dự trữ hàng hóa khoảng 1.900 tỷ đồng; Sở cũng sẽ tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá lưu động, đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Chọn nhà đầu tư cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 3.650 tỷ thế nào?

TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54

Hàng ngàn sản phẩm xây dựng tại Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2022

Tỉnh Đắk Nông phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Tỉnh Quảng Ninh: Tiêu hủy 1,2 tấn thịt trâu không rõ nguồn gốc
Tin cùng chuyên mục

Israel và Quảng Trị: Hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

Đồng Tháp lập quy hoạch xây dựng thêm 2 khu công nghiệp

Làm đường nối Đại lộ Thăng Long với cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình

Hoạt động đầu tư công tại Quảng Bình ra sao trong đầu năm 2022?

Quảng Nam: Tổng rà soát các dự án treo, chậm tiến độ

Chuyển đổi số ở chợ truyền thống miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Sắp khai trương tuyến phố đi bộ “Phố đêm thợ mỏ”

Xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc: Đảm bảo “sạch” mầm bệnh

Thừa Thiên Huế: Sản phẩm nào được công nhận là sản phẩm chủ lực?

Tỉnh Yên Bái đẩy mạnh triển khai hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW

Đà Nẵng: Ngàn người chen nhau lựa “đồ bành chợ Cồn"

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình kiểm tra phòng chống tham nhũng tại Quảng Bình

Triển lãm "Vẻ đẹp làng nghề Việt" tại Bảo tàng Thế giới Cà phê

Quảng Bình nhanh chóng khôi phục sự cố lưới điện do giông sét

Tuyên dương 125 tập thể, cá nhân điển hình học tập và làm theo gương Bác

Thúc đẩy chuyển đổi số, mở rộng đầu ra cho sản phẩm Đắk Nông

Một du khách ngã xuống biển tử vong khi tham quan Vịnh Hạ Long

Quảng Nam: Kiên quyết xử lý sai phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản

Dự án du lịch Cổng Trời Đông Giang: Tỉnh Quảng Nam chỉ đạo giám sát chặt
