Đà Nẵng có 66 sản phẩm dệt may được công bố hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT
Công nghiệp nhẹ Thứ tư, 23/09/2020 - 14:35 Theo dõi Congthuong.vn trên
Sở Công Thương Đà Nẵng vừa cho biết, tính đến ngày 23/9/2020, đã có 11 doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố thực hiện công bố hợp quy sản phẩm dệt may theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyde và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộn azo trong sản phẩm dệt may (gọi tắt là QCVN 01:2017/BCT) với 66 sản phẩm.
![]() |
Đã có 66 sản phẩm dệt may tại TP. Đà Nẵng công bố hợp quy sản phẩm theo quy định của QCVN 01:2017/BCT |
Cụ thể bao gồm: Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ công bố hợp quy 12 sản phẩm, Công ty CP Dệt may 29/3 8 sản phẩm, Công ty TNHH Sản xuất - chế biến - kinh doanh xuất nhập khẩu Hương Quế 7 sản phẩm, Công ty CP Thời trang Hòa Thọ 7 sản phẩm, Công ty TNHH MTV The Blues 15 sản phẩm, Công ty TNHH Khang Chính 3 sản phẩm, Công ty TNHH Sản xuất - thương mại BQ 8 sản phẩm, Công ty TNHH May mặc Cortex Việt Nam 2 sản phẩm, Công ty CP Mico Care 1 sản phẩm, Công ty TNHH MTV Sản xuất và thương mại Ngân Thịnh 1 sản phẩm và Tổng công ty CP Y tế Danameco 2 sản phẩm.
Trong đó, có 9/66 sản phẩm hợp quy được công bố trong năm 2020 là các mặt hàng khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang vải nano, khẩu trang vải dệt kim, đồ bảo hộ y tế (áo choàng cách ly). Đây là các sản phẩm được các công ty dệt may linh động sản xuất (không nằm trong mặt hàng dệt may truyền thống của công ty) để cung ứng ra thị trường phục vụ cho nhu cầu sử dụng tại các bệnh viện, điểm cách ly, người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nhằm phòng chống dịch Covid-19.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chỉ số sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu của ngành dệt may Đà Nẵng đều giảm sâu. Các doanh nghiệp bị đứng đơn hàng xuất khẩu, tiêu thụ trong nội địa cũng giảm mạnh. Nhờ chủ động thích ứng, nhanh nhạy chuyển hướng sản xuất tạm thời từ các sản phẩm may mặc truyền thống sang may khẩu trang, đồ bảo hộ y tế đã giúp nhiều doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng hạn chế việc phải cho lao động nghỉ việc tạm thời, tăng doanh thu, một số doanh nghiệp còn thu được lợi nhuận tương đương so với làm hàng truyền thống khi chưa có dịch Covid-19.
![]() |
Sản phẩm khẩu trang vải 3 lớp (được chứng nhận hợp quy sản phẩm) đã "cứu" Công ty Hương Quế không chỉ về doanh số xuất khẩu mà còn làm giảm thiệt hại ở mảng thị trường trong nước do sản phẩm chính thống phục vụ du lịch của công ty bị chững lại do dịch Covid - 19 |
Việc công bố hợp quy sản phẩm dệt may nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Theo đó, các sản phẩm được công bố hợp quy sẽ đảm bảo các thông số kỹ thuật nằm trong giới hạn cho phép như hàm lượng formaldehyde không vượt quá 30 mg/kg đối với sản phẩm dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi, dưới 75 mg/kg đối với sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da và dưới 300 mg/kg đối với sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da; hàm lượng amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azao không vượt quá 30 mg/kg.
Theo quy định, nếu các sản phẩm dệt may trên địa bàn TP. Đà Nẵng chưa công bố hợp quy sản phẩm theo QCVN:01/2017/BCT mà tự ý đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường sẽ bị lực lượng quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành xử phạt vi phạm về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Giày dép đứng đầu về tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA

Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung công nghiệp chế biến để nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp

Tháo điểm nghẽn để xanh hóa toàn diện chuỗi cung ứng thời trang Việt

Năm 2022, ngành bao bì đón tiềm năng tăng trưởng

Dệt may Việt Nam hiện thực hoá giấc mơ tự chủ
Tin cùng chuyên mục

Dệt may Việt Nam: Đối diện thách thức

Ngành da giày: Thoát hiểm nhờ FTA

Tháo “nút thắt” lao động cho doanh nghiệp dệt may, da giày khôi phục sản xuất

Ngành dệt may: Về đích theo kịch bản nào?

Dệt may nguy cơ mất đơn hàng

Doanh thu của nhiều “ông lớn” dệt may giảm mạnh vì giãn cách kéo dài

Tính chuyện đường dài cho ngành công nghiệp dệt may, da giày

Ngành nhựa: Chưa tự chủ được nguyên liệu đầu vào

Ngành dệt may “vướng” đủ đường

Doanh nghiệp ngành may thu không đủ bù chi

Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đồ uống trong dịch bệnh

Dệt may chủ động ứng phó với làn sóng Covid-19 mới

Chuyển đổi số- Giải pháp phát triển chuỗi giá trị cho dệt may hậu Covid

Thừa Thiên Huế: Chỉ số công nghiệp 4 tháng đầu năm tiếp tục tăng

Doanh nghiệp dệt may “khát” lao động

Chế biến phụ phẩm thủy sản: Xóa khoảng trống tỷ USD

Tầm nhìn mới phát triển bền vững ngành dệt may Việt Nam trước đại dịch

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Công Thương

Ngành gỗ “online hóa” xúc tiến thương mại
