Đầu tư Australia vào Việt Nam: Tiềm năng lớn nhưng chưa "hút" vốn
Tài chính Thứ tư, 22/12/2021 - 15:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tại Hội thảo trực tuyến “Tăng cường đầu tư Australia vào Việt Nam”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, tổ chức sáng ngày 22/12/2021, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI, cho biết: Hiện Việt Nam và Australia đang có 03 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) chung, trong đó có hai FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP), với nhiều cam kết đáng kể của Việt Nam dành cho các nhà đầu tư Australia. Cùng với 12 FTA khác Việt Nam đã ký kết với các đối tác, mở ra những cơ hội đáng kể để thu hút các doanh nghiệp Australia đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.
Thự tế cho thấy, kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 và đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, các dòng vốn FDI vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ, giúp Việt Nam trở thành một trong những nước thu hút FDI lớn nhất trong khu vực ASEAN. Năm 2020, Việt Nam đã nằm trong tốp 20 quốc gia thu hút nhiều FDI nhất trên thế giới, tăng 5 bậc so với năm 2019. Trong khi đó, Australia là một trong những quốc gia có đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn, đứng thứ 15 thế giới năm 2020. Tuy nhiên, trong thời gian qua, đầu tư FDI của Australia vào Việt Nam còn khá khiêm tốn. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến tháng 11/2021, Australia có 545 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn là 1,94 tỷ USD. Hiện FDI của Australia chỉ chiếm 0,5% tổng giá trị FDI tại Việt Nam và đứng thứ 19 trong danh sách các nền kinh tế có đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam.
![]() |
Ảnh minh họa |
Xét về qui mô vốn đầu tư các dự án của Australia đã đầu tư tại Việt Nam còn nhỏ, bình quân mới đạt 3,56 triệu USD/dự án. Các dòng vốn FDI mới từ Australia đầu tư vào Việt Nam so với các dòng vốn FDI khác vào Việt Nam còn yếu, chỉ bằng khoảng ½. Điều này đặt ra câu hỏi, dường như Việt Nam chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư tiềm năng mới đến từ Australia.
Các diễn giả tham luận tại hội thảo, cho rằng, để thu hút nhiều hơn đầu tư từ Australi vào Việt Nam, cần tìm hiểu và giải quyết triệt để những vấn đề về môi trường đầu tư đang cản trở các doanh nghiệp Australia đầu tư tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Australia đang đầu tư tại Việt Nam cho rằng, thủ tục hành chính còn phiền hà, hệ thống thuế còn nhiều bất cập, hiệu quả thực thi pháp luật Việt Nam chưa cao, phát sinh chi phí không chính thức, các hạn chế về cơ sở hạ tầng, thiếu nguồn lao động chất lượng cao… Đó cũng chính là các quan ngại mà các nhà đầu tư tiềm năng từ Austrlia còn trăn trở khi đề cập đến việc đầu tư vào Việt Nam.
Tiến sỹ Uwe Kaufmann - Giảng viên cao cấp của Viện Kinh doanh Australia, cho rằng, để có thể giải quyết được các vấn đề nêu trên, Việt Nam cần cải cách toàn diện khu vực công, thường xuyên rà soát quy định pháp luật trong nước, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về đầu tư, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm nhà đầu tư Australia…
Còn theo ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM): Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong các chính sách thu hút và hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu, Việt Nam có thể tăng cường thu hút đầu tư trong lĩnh vực y tế và công nghệ số, đẩy mạnh chuyển đổi số trong xúc tiến đầu tư, đồng thời nghiên cứu cách tiếp cận mở phù hợp với nhà đầu tư nước ngoài...
Bà Phùng Thị Lan Phương - Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI, cho biết, nhiều dự án đầu tư của Australia tại Việt Nam trong thời gian qua đã tạo ra những hiệu ứng kết nối tích cực với các đối tác trong nước, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều mô hình sản xuất của các doanh nghiệp FDI Australia đầu tư tại Việt Nam đã trở thành kiểu mẫu cho các doanh nghiệp trong nước học hỏi, giúp nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp của người dân và người lao động địa phương. Chính phủ và các địa phương của Việt Nam, cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy và gia tăng hiệu quả của những kết nối này giữa các doanh nghiệp Australia và doanh nghiệp Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Sau vụ Tân Hoàng Minh, phát hành trái phiếu doanh nghiệp sụt giảm mạnh

Khởi động “Ngày không tiền mặt”

Tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam với các kịch bản từ 5,2 đến 6,7%

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được vinh danh là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam

Tỷ giá USD hôm nay 20/5: Đồng đô la chìm trong sắc đỏ
Tin cùng chuyên mục

Đưa trái phiếu doanh nghiệp về đúng vị trí trên thị trường

Khi tiền ảo trượt giá 100.000 lần: Nhà đầu tư cần cẩn trọng

Tín dụng chính sách tăng giải ngân giúp phục hồi và phát triển kinh tế

Tỷ giá USD hôm nay 19/5: Đồng đô la lấy lại đà tăng giá

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần đánh giá tác động, tính toán kỹ lưỡng

Tỷ giá USD hôm nay 18/5: Đồng đô la giảm mạnh, trượt khỏi mốc 104 điểm

Chuyên gia VinaCapila lý giải nguyên nhân thị trường chứng khoán giảm

Mastercard dành nhiều ưu đãi và trải nghiệm mới cho người tiêu dùng

Thaiholdings trả 840 tỷ đồng cho tập đoàn Tân Hoàng Minh

Kinh doanh thua lỗ, hãng Vietnam Airlines có nguy cơ bị hủy niêm yết?

Nhiều nhà đầu tư cháy tài khoản vì chứng quyền có bảo đảm

Lãi suất vay mua ôtô tháng 5 như thế nào?

Tỷ giá USD hôm nay 17/5: Đồng đô la không có nhiều thay đổi

Đối chiếu 5 nguyên tắc đầu tư của ông Warren Buffett vào cổ phiếu Vinamilk

Ngân hàng VietinBank 11 năm liên tiếp nằm trong top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới

Điểm danh những Bộ, cơ quan chưa phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công

Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay 16/5: Đồng đô la hạ nhiệt

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế dịch vụ kỹ thuật
