Đề xuất hình thành khu công nghiệp hóa chất tập trung
Công nghiệp Thứ ba, 25/01/2022 - 13:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đại diện Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) cho biết, tổng sản lượng công nghiệp hóa chất hàng năm chiếm khoảng 10 - 11% tổng giá trị GDP ngành công nghiệp. Giá trị xuất khẩu sản phẩm hóa chất đều tăng qua các năm, trong đó, năm 2020 bằng 186% giá trị xuất khẩu của năm 2015, chiếm khoảng 3,8 - 4,2% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Theo tính toán, sau khi các dự án đang triển khai hoàn thành và hoạt động ổn định, giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp hóa chất chiếm tỷ trọng khoảng 13 - 14% toàn ngành công nghiệp.
![]() |
Ảnh minh họa |
Cụ thể, ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam sẽ gồm 10 phân ngành gồm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa dược, hóa dầu, hóa chất cơ bản, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cao su, điện hóa, chất tẩy rửa, sơn - mực in, khí công nghiệp. Trong đó, chiến lược tập trung vào phát triển một số phân ngành quan trọng như phân bón, hóa dầu, hóa chất cơ bản, cao su, khí công nghiệp; sắp xếp lại các cơ sở sản xuất hiện có theo hướng tập trung, quy mô.
Quy hoạch của chiến lược dự kiến hình thành và phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp tập trung, tổ hợp sản xuất hóa chất có quy mô lớn để thu hút dự án sản xuất, sử dụng lượng lớn hóa chất cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác; trung tâm logistics về hóa chất tại các địa điểm có quỹ đất đủ lớn, xa khu vực dân cư, gần cảng nước sâu, thuận tiện kết nối giao thông. Chiến lược cũng sẽ khuyến khích đầu tư tư nhân vào trong lĩnh vực hóa chất, đặc biệt, đối với các dự án FDI và chỉ tiếp nhận những dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Việc đề xuất hình thành khu công nghiệp hóa chất tập trung là một trong những giải pháp đột phá của chiến lược, bởi từ trước đến nay, hóa chất vẫn là ngành bị đánh giá tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, nhiều địa phương e ngại cấp phép cho những dự án hóa chất đơn lẻ. Nếu chiến lược được phê duyệt, Bộ Công Thương sẽ xây dựng khung khổ pháp lý và xúc tiến tìm kiếm nguồn đầu tư cho ngành công nghiệp hóa chất. Hiện, đã có 5 địa phương là Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Vũng Tàu, Ninh Thuận và Bình Thuận ủng hộ và có kế hoạch đưa việc sử dụng đất cho các dự án công nghiệp hóa chất vào quy hoạch sử dụng đất của địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Khai báo hóa chất chỉ mất 15 giây, xóa bỏ khoảng 70.000 bộ hồ sơ giấy/năm

Ngành công nghiệp: Những dấu ấn nổi bật

Bộ Công Thương rốt ráo gỡ “điểm nghẽn” nguồn cung nguyên liệu

Pandora đầu tư 100 triệu USD xây dựng cơ sở chế tác trang sức tại Việt Nam

Đẩy mạnh chuỗi công nghiệp công nghệ cao
Tin cùng chuyên mục

Lời giải nào cho bài toán vốn cho nguồn kinh phí?

Khai thác, chế biến Niken tại Việt Nam: Tiềm năng còn bỏ ngỏ - Bài 2: Cần cơ chế đặc thù

Bộ Công Thương mong muốn tạo thuận lợi cho ngành thép lớn mạnh

Khai thác, chế biến Niken tại Việt Nam: Tiềm năng còn bỏ ngỏ - Bài 1: Cơn “khát” niken vẫn chưa dừng

Giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu để tăng sức cạnh tranh trong ngành công nghiệp

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thế mạnh của Thái Bình: Tăng tỷ lệ nội địa hóa

Xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp: Kiến tạo động lực, thúc đẩy tăng trưởng

Hậu Giang phê duyệt quy hoạch 8 dự án khu công nghiệp

Ngành dệt may lấy lại đà tăng trưởng, doanh thu quý 1 tăng hơn 44%

Sự thật về nguồn viện trợ của Mỹ tại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,5%

Hậu Giang: Giảm dần tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu

Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung công nghiệp chế biến để nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp

Phát triển ngành cơ khí Việt Nam: Kiến nghị cần sớm có Luật Cơ khí

COVID-19 được kiểm soát, sản xuất công nghiệp tăng 9,4% so cùng kỳ

Doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước: Liệu có nắm được cơ hội vàng?

Xoay sở tìm nguyên liệu trước gián đoạn từ Trung Quốc

Triển lãm VME và NEPCON Việt Nam: Cơ hội kết nối kinh doanh, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Ngành cơ khí Đà Nẵng tìm hướng đi thích ứng với cuộc cách mạng 4.0
