Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi
Xã hội Thứ bảy, 18/12/2021 - 10:05 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo đó, về kế hoạch bố trí vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, tổng số vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài dự kiến bố trí trong giai đoạn 2021-2025 khoảng 527.100 tỷ đồng, trong đó vay cấp phát từ ngân sách Trung ương là 305.000 tỷ đồng (bao gồm chi cho đầu tư phát triển là 300.000 tỷ đồng, chi cho hành chính sự nghiệp đối với các hiệp định ký từ năm 2017 trở về trước là 5.100 nghìn tỷ đồng), vay về cho vay lại là 222.000 tỷ đồng (bao gồm cho vay lại từ ngân sách Trung ương đối với ngân sách địa phương và cho vay lại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập).
![]() |
Tổng số vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài dự kiến bố trí trong giai đoạn 2021-2025 khoảng 527.100 tỷ đồng |
Căn cứ Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trong số 300.000 tỷ đồng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cấp phát từ ngân sách Trung ương, 270.000 tỷ đồng sử dụng cho các dự án chuyển tiếp và các dự án mới (bao gồm số vốn phân bổ cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương là 179.657,898 tỷ đồng, số vốn chưa phân bổ chi tiết cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương là 90.342,102 tỷ đồng), 30.000 tỷ đồng là vốn dự phòng.
Định hướng ưu tiên sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021-2025 theo ngành, lĩnh vực về cơ bản thực hiện theo Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020.
Cụ thể, vốn ODA không hoàn lại ưu tiên sử dụng để thực hiện chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội; tăng cường năng lực; hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế và cải cách; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; an sinh xã hội; chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay.
Vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng kinh tế thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài được ưu tiên sử dụng cho chương trình, dự án vay về để cho vay lại theo quy định của pháp luật về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi của Chính phủ; chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội.
Đồng thời căn cứ nhu cầu thực tế, bổ sung lĩnh vực thảm họa, dịch bệnh tăng trưởng xanh và đổi mới sáng tạo ưu tiên sử dụng vốn ODA không hoàn lại trong giai đoạn này.
Định hướng phân bổ vốn ODA theo vùng kinh tế
Ngoài ra, định hướng phân bổ vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021-2025 theo vùng kinh tế. Theo đó, ưu tiên ODA không hoàn lại và ODA vốn vay cho các địa phương có điều kiện phát triển kinh tế, xã hội khó khăn thông qua cơ chế cấp phát từ ngân sách Trung ương.
Ưu tiên sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các các nhà tài trợ nước ngoài các dự án cải thiện cơ sở hạ tầng, giúp các vùng, địa phương khó khăn phát triển kinh tế, dần bắt kịp với các vùng, địa phương khác; ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài tại các vùng, địa phương có khả năng huy động vốn trong nước thấp; các dự án hỗ trợ giải quyết các vấn đề bức xúc trong quá trình đô thị hóa nhanh ở các tỉnh.
Ưu tiên sử dụng vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cho các địa phương phát triển, các dự án phù hợp với trình độ phát triển, năng lực hấp thụ và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài của địa phương tiếp nhận; các dự án kết nối liên vùng, liên tỉnh tại các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long để có điều kiện phát triển nhanh hơn.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Giáo viên tự đánh giá: Cần tới 15 tiêu chí và 36 minh chứng để làm gì?

Nước sông Cầu báo động đỏ, cụm công nghiệp bị ngập úng cục bộ

Sẽ xả trạm nếu không lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng

VREC và HREC phát động gây quỹ xây 100 cây cầu cho vùng nông thôn

Lương tối thiểu tính theo giờ: Người lao động lo “không đủ sống”
Tin cùng chuyên mục

Hướng đến mô hình sản xuất cà phê bền vững

Giải pháp để các nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp lép vế

Cách bảo toàn tính mạng khi thang máy rơi

Giải chạy thiện nguyện "BIDVRUN - Cho cuộc sống Xanh 2022" góp hơn 8 tỷ đồng xây nhà tránh lũ

Giải pháp nào để phòng chống bệnh đậu mùa khỉ?

Xây dựng nhãn hiệu tập thể ngành gỗ Bình Dương

Tác động tích cực từ chương trình giáo dục cộng đồng “Sinh con, sinh cha”

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích việc giá sách giáo khoa tăng 2-3 lần

Nữ doanh nhân Đông Nam Á đang nổi lên vì sự bền bỉ

Mưa lớn liên tiếp ở Bắc bộ: 3 người thiệt mạng, nhiều tuyến đường bị sạt lở

Vắc xin thú y nhập lậu tràn lan, Bộ NN&PTNT đề nghị xử lý nghiêm

Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn

Chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Hà Nội: Nhiều tuyến phố nguy cơ ngập sâu 30 - 50cm do trời còn tiếp tục mưa

Công đoàn Khối doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh về nguồn tại Côn Đảo

Nhà sản xuất sữa bột nào đứng trong top 3 toàn ngành?

Sắp diễn ra Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân Việt Nam 2022

Ăn mừng sau chiến thắng Sea Game 31: 133 người bị xử phạt

Con Hiệu trưởng làm lộ đề thi, hơn 400 học sinh phải thi lại
