Đồng bào Raglai ở Cầu Gẫy Tự hào với sản phẩm mật ong thơm ngon đặc biệt
Dân tộc thiểu số & Miền núi Thứ hai, 13/12/2021 - 11:33 Theo dõi Congthuong.vn trên
Những cơn mưa kéo dài nhiều ngày khiến đồng bào Raglai ở thôn Cầu Gẫy (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) không thể lên rẫy hay vào rừng. Điện thoại cho tôi, ông Cao Văn Đen - Bí thư kiêm Trưởng thôn Cầu Gẫy, chia sẻ: “Đồng bào trong thôn tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng ngừa COVID-19 rồi, giờ đang tiêm cho các cháu học sinh. Mưa gió nên mọi người không đi đâu. Bớt lo lây nhiễm, nhưng lại lo đói nhà báo à…”. Chuyện trò dông dài, tôi cảm ơn ông Đen vì đã từng giới thiệu tôi biết đến loại mật ong rừng rất đặc biệt của đồng bào Raglai quê ông. Như chạm đúng nỗi niềm, ông Đen hồ hởi: “Năm nay mưa đúng mùa ra hoa nên mật ong thu được nhiều lắm”.
![]() |
Với hệ sinh thái gồm nhiều loài thực vật quý hiếm, Vườn Quốc gia Núi Chúa cho một sản lượng không nhỏ mật ong rừng thơm ngon |
Theo lời ông Đen, mật ong của Vườn Quốc gia Núi Chúa từ lâu đã rất nổi tiếng bởi được khai thác hoàn toàn từ rừng ở Vườn Quốc gia Núi Chúa - nơi có rất nhiều loại hoa rừng được ví như những vị thuốc mà đồng bào Raglai khá quen thuộc, như: Cây bòng hoàng, cơm nguội, soi, cây chiu liu… Tùy vào loài ong mà đồng bào đặt tên cho các loại mật là: Mật ong ruồi, mật ong bỏng, mật ong mật. Mật ong ruồi hiện có giá cao nhất là 1,5 triệu đồng/lít, tiếp đến là mật ong bỏng 1 triệu đồng/lít và mật ong mật khoảng 800.000 đồng/lít. Thông thường, mỗi năm sẽ có 2 mùa thu hoạch mật ong, mỗi vụ kéo dài khoảng 1 tháng, rơi vào đầu mùa hè và mùa thu. Năm nào mưa đúng dịp hoa nở thì năm đó mật ong sẽ cho sản lượng nhiều hơn. “Như năm nay, 2 vụ cây rừng ra hoa đều trúng lúc mưa nhiều nên sản lượng mật ong mà đồng bào trong thôn thu được lên tới gần 5.000 lít” - ông Đen phấn khởi.
Mật ong khai thác được nhiều, nhưng vụ mật năm nay, đồng bào Raglai thôn Cầu Gẫy chưa thật vui. Như mọi năm, người mua mật ong tìm đến tận thôn, mật về đến đâu hết đến đấy. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, việc tiêu thụ chậm hơn, giá bán chỉ bằng khoảng 2/3 thời điểm chưa có dịch. Tuy nhiên, do đất đai không có nhiều, đời sống còn khó khăn nên nguồn thu từ mật ong rừng cũng giúp nhiều hộ dân có thêm thu nhập để chi trả sinh hoạt hàng ngày, mua thêm cho con manh áo, cuốn vở…
Cũng là mật ong khai thác từ Vườn Quốc gia Núi Chúa, nhưng mật ong của đồng bào Raglai ở Cầu Gẫy thơm đặc trưng, ngọt dịu, hương vị hoa rừng, không giống ở nơi nào - đặc biệt là rất an toàn. Bởi diện tích rừng mà bà con Raglai ở Cầu Gẫy khai thác là vùng đệm của Vườn Quốc gia Núi Chúa, cây cỏ hoàn toàn tự nhiên, chưa hề trồng thêm các loại cây lấy gỗ như một số diện tích rừng khác. Con ong rừng do không được chăn nuôi nên cũng không bị hiện tượng dùng kháng sinh để phòng ngừa mắc bệnh, không bị cho ăn đường nên mật hoàn toàn nguyên chất. Đây chính là lý do mật ong khai thác về, bà con bán giá trên dưới 1 triệu đồng/lít nhưng vẫn nhiều người tìm mua. Ông Cao Văn Đen mong muốn, xã Vĩnh Hải và huyện Ninh Hải sẽ có dự án đầu tư công cụ chế biến, xử lý, xây dựng nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mật ong của bà con thôn Cầu Gẫy. “Không chỉ chung chung là Mật ong Vườn Quốc gia Núi Chúa mà có thể là một cái tên riêng gì đó, gắn với người Raglai ở Cầu Gẫy… để bà con thêm tự hào, từ đó cố gắng giữ rừng, duy trì khai thác được những lít mật ong tốt nhất” - ông Đen chia sẻ.
Là Trưởng thôn, rồi Bí thư thôn Cầu Gẫy đã nhiều năm, trực tiếp tham gia Tổ bảo vệ Vườn Quốc gia Núi Chúa nên ông Đen không khỏi trăn trở: Trước kia, thu nhập của đồng bào Raglai phụ thuộc lớn vào việc tìm kiếm các nguồn lợi từ rừng như: Săn bắn, lấy mật, sáp ong và các loại lâm sản. Khi Vườn Quốc gia Núi Chúa được thành lập, đặc biệt là từ khi quần thể Núi Chúa được công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới… việc khai thác tài nguyên rừng đã có những quy định và chế tài xử phạt rất nghiêm khắc. Chính vì vậy, giờ đây, trong quá trình khai thác mật ong, đồng bào Raglai ở Cầu Gẫy đã bảo nhau chỉ lấy mật, tuyệt đối không lấy sáp ong và con ong để ong tiếp tục sinh sôi, vừa giữ được hệ sinh thái cho rừng, vừa giữ được nguồn tài nguyên tự nhiên cho mùa sau, năm sau, cho con cháu sau này…
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Lễ cấp sắc: Tạo giá trị vật chất, tinh thần cho người Dao

Thừa Thiên Huế: Khai mạc Ngày hội văn hoá, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Đoàn đại biểu đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang

Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Tránh chính sách tốt nhưng khâu thực hiện chậm, không đồng bộ

Thúc đẩy phát triển quế bền vững thông qua dự án BioTrade

Tết cầu mùa - hội tụ giá trị nhân văn của người Dao Tiền

A Lưới rực rỡ những ngày hội

Độc đáo nhạc cụ Bẳng bu của dân tộc Thái

Khám phá chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn

Lễ mừng lúa mới dân tộc Gia Rai

Thừa Thiên Huế tổ chức ngày hội vùng cao A Lưới

Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2022 tại tỉnh Hòa Bình

Nghị định số 28/2022/NĐ-CP: Cho vay hỗ trợ nhà ở không quá 40 triệu đồng/hộ

Mùa đào củ nghệ của đồng bào Cơ Tu

Quảng Nam: Tạo sinh kế và bảo tồn văn hoá Cơ Tu nhờ phát triển du lịch vùng cao

Anh thanh niên vùng biên Đắk Lắk làm giàu từ ốc nhồi

Trải nghiệm văn hoá vùng cao tại Làng Văn hóa từ 29/4/2022 - 3/5/2022

Lễ cầu an - sinh hoạt dân gian của người Tày

Tập đoàn CJ thành công khép lại “Dự án giáo dục trẻ em gái Việt Nam"

Gần 1 triệu người Việt Nam đã có hộ chiếu vaccine

Trao tặng 5 điểm trường học mới cho học sinh vùng cao Tây Bắc

Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng, thực thi văn bản quy phạm pháp luật
