Đồng Nai: Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030
Nông nghiệp - nông thôn Thứ năm, 23/12/2021 - 11:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo kế hoạch phát triển, Đồng Nai đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể, với tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân từ 4 đến 5%/năm trong giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân từ 3,5 đến 4,5%.
![]() |
Ngành chăn nuôi của tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, tổng đàn heo là 2,5 triệu con |
Đối với chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi, tỉnh hướng tới giảm tỷ trọng đàn heo xuống còn khoảng 40%, tăng tỷ trọng đàn gia cầm lên 52%, gia súc ăn cỏ lên 3%. Đến năm 2025, tổng đàn heo là 2,5 triệu con, sản lượng thịt xẻ đạt 364.000 tấn; đàn gia cầm (gà, vịt) duy trì ở quy mô 24-27 triệu con, sản lượng thịt xẻ đạt 160.000 tấn, sản lượng trứng đạt 1.415.000 ngàn quả. Sản lượng thịt xẻ các loại đến năm 2025 đạt 526.800 tấn, trong đó, thịt heo chiếm khoảng 69%, thịt gia cầm chiếm khoảng 30%, thịt trâu, bò chiếm khoảng 1%.
Mục tiêu là tối thiểu 65% sản lượng sản phẩm chăn nuôi được tiêu thụ dưới hình thức liên kết, tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương trên 30%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao đạt trên 65%.
Bên cạnh đó, tỷ trọng gia súc, gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 70% và 90%; tỷ trọng thịt gia súc gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt từ 25-30%.
Ngòai ra, tỷ lệ cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm có hệ thống xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn theo đúng quy định đạt 97%; 100% trang trại chăn nuôi đạt điều kiện vệ sinh thú y.
Đồng thời, theo kế hoạch là duy trì 7 vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh Cúm gia cầm và Newcastle trên đàn gia cầm đã được chứng nhận; xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đạt chuẩn OIE đối với bệnh Cúm gia cầm và Newcastle trên đàn gia cầm tại các huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom và Thống Nhất.
Trước ngày 1/1/2025, 100% cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi phải ngừng hoạt động chăn nuôi hoặc di dời đến địa điểm phù hợp theo quy định của tỉnh.
Hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu về chăn nuôi, thú y của tỉnh để tham gia vào chương trình chuyển đổi số cũng nằm trong kế hoạch phát triển lần này.
Đến năm 2030, tỉnh định hướng phát triển ngành chăn nuôi với nhiều mục tiêu cụ thể như: chăn nuôi heo theo hướng trang trại công nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất và đẩy mạnh chăn nuôi heo theo hướng hữu cơ, chăn nuôi tuần hoàn; chuyển đổi số dữ liệu về chăn nuôi, thú y để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm; nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh trên gia súc gia cầm; khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp sản xuất nguyên liệu; nâng cao năng lực vận chuyển, năng lực kiểm soát chất lượng vật tư và an toàn thực phẩm sản phẩm chăn nuôi; đảm bảo 100% cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi đều phải có giải pháp kiểm soát môi trường phù hợp.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Vắc xin thú y nhập lậu tràn lan, Bộ NN&PTNT đề nghị xử lý nghiêm

Sắp diễn ra Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân Việt Nam 2022

Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm sản phẩm có trách nhiệm với xã hội, môi trường 2022

Tổ chức Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 – 2025
Tin cùng chuyên mục

Khoa học công nghệ trong nông nghiệp: Cần hướng đến các sản phẩm mới, có tính ứng dụng cao

Thúc đẩy phát triển quế bền vững thông qua dự án BioTrade

Một ngày cùng diêm dân trên cánh đồng muối Bạch Long

Ứng dụng than sinh học trong phát triển nông nghiệp

Đề nghị chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang chịu thuế

Phát huy vai trò chợ nông thôn

Hội Nghề cá Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông

Xử lý dứt điểm các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

Sắp xếp lại 4 Tổng cục tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Nghệ An: Trên 3.600ha sắn bị bệnh, người dân thiệt hại lớn

Phát triển nông thôn mới: Gắn với xây dựng đô thị xanh

Đòn bẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP

NPK Cà Mau: Nỗ lực đồng hành cùng nông dân Việt Nam

Chọn phân bón nào để góp phần phát triển nông nghiệp bền vững?

Quảng Ninh phấn đấu về đích nông thôn mới trong năm 2022

Nhiều đột phá về thể chế, chính sách cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Khẩn trương cứu diện tích lúa Đông Xuân, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản

Bố trí 196.332 tỷ đồng cho chương trình nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Sửa đổi Nghị định 67: Chính sách cần sát thực tiễn
