Đồng Tháp từng bước phục hồi sản xuất công nghiệp
Công nghiệp Thứ sáu, 29/10/2021 - 18:37 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nỗ lực hồi phục sản xuất
Sau hơn 2 tháng Đồng Tháp tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đã ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các DN, đặc biệt là các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến nông thủy sản. Trong đó, công suất sản xuất của các DN giảm còn 40- 50% so với thời điểm chưa bùng phát dịch.
![]() |
Các doanh nghiệp Đồng Tháp từng bước phục hồi sản xuất, không để chuỗi cung ứng sản xuất, hàng hóa bị đứt gãy |
Sau khi có chính sách mở cửa phục hồi kinh tế, đã có hàng trăm DN trên địa bàn Đồng Tháp đăng ký mới, bổ sung lao động để từng bước phục hồi sản xuất, không để chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa bị đứt gãy. Đến nay, đã có 244/431 DN sản xuất công nghiệp khôi phục lại hoạt động sản xuất, đạt 56,6%. Số lượng công nhân, người lao động trở lại làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp là 35.188 người, đạt 65%.
Theo ghi nhận, mặc dù đã có nhiều DN tái khởi động, phục hồi lại sản xuất, nhưng còn một số DN tạm ngưng hoạt động do không đủ điều kiện thực hiện theo quy định, cũng như một số ngành sản xuất phải thu hẹp quy mô do nhu cầu tiêu dùng giảm. Đồng thời, DN cũng còn gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất như: giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, duy trì kho lạnh, chi phí vận chuyển tăng cao… ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ông Nguyễn Hữu Dũng - Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp - đánh giá, từ đầu tháng 10 đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đã được phục hồi theo chiều hướng ngày càng mạnh mẽ. Mặc dù dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhưng nhờ sự nỗ lực vượt khó, nhiều DN đã ổn định và tái sản xuất hiệu quả, nhất là các DN trong lĩnh vực chế biến thủy sản, thực phẩm, nông nghiệp...
Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 29,49% so với tháng trước và bằng 95,44% so cùng kỳ 2020, cụ thể, đa số các ngành hàng đều tăng sản lượng so tháng 9, cụ thể: Thủy sản chế biến đạt hơn 17.800 tấn (tăng 30,5% so tháng trước và bằng 97,32% so với cùng kỳ năm 2020); thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản đạt gần 171.450 tấn (tăng 28,73% và bằng 90,16%); sản phẩm may đạt 297 nghìn sản phẩm (tăng 85,74% và bằng 40,12%); gạo xay xát đạt 112 nghìn tấn (tăng 1,10% và bằng 74,07)…
Đáng chú ý, dù đang phải đối mặt với những diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19, nhưng các DN xuất khẩu của Đồng Tháp đã chủ động, linh hoạt trong tổ chức sản xuất trong trạng thái “bình thường mới”, đẩy mạnh xuất khẩu, duy trì được đà tăng trưởng so với cùng kỳ. Riêng tháng 10, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 73,37 triệu USD, tăng 1,23% so tháng 9. Trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: thủy sản, gạo, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, dệt may đều tăng so với tháng trước.
Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khôi phục sản xuất
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Đồng Tháp năm 2021 khoảng 2,5 - 3,5%, trong đó, lĩnh vực công nghiệp tăng 3,38% và thương mại - dịch vụ tăng 3,33%. Thời gian tới, ngành Công Thương tiếp tục tập trung thực hiện nhiều nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, DN trong và ngoài khu công nghiệp về vốn, lao động, vắc xin… để DN tiếp tục phục hồi sản xuất. Đồng thời, hỗ trợ DN khôi phục chuỗi cung ứng xuất khẩu và đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản sau Covid-19 theo chỉ đạo của Bộ Công Thương.
Hiện nay, tiêm vắc xin ngừa dịch Covid-19 cho người lao động được xác định là một trong những yêu tố quan trọng để duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh của DN. Do đó, Sở đang tiếp tục rà soát lại nhu cầu vắc xin của DN đang hoạt động và ngừng hoạt động để có kiến nghị ưu tiên cho các đối tượng lao động, ngành nghề thiết yếu, tạo điều kiện thuận lợi nhất để DN phục hồi sản xuất kinh doanh.
Dự kiến đến hết quý 4/2021, sẽ có hơn 400 DN phục hồi sản xuất trong điều kiện “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19” nhằm đảm bảo duy trì thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2021.
Ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - khẳng định, khôi phục và phát triển sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Do đó, Đồng Tháp luôn đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi nhất để DN từng bước thích ứng và khôi phục sản xuất trong điều kiện bình thường mới.
Để thực hiện đạt các mục tiêu trọng tâm trong những tháng cuối năm và mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021. Đồng Tháp tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN nhanh chóng phục hồi sản xuất theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “Thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” gắn với việc khôi phục kinh tế - xã hội.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Dự án mỏ sắt Thạch Khê: Nhìn từ Nghị quyết của Đảng và ý kiến các bộ, ngành

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may tiếp cận thị trường châu Âu

Ngành cơ khí: Giải pháp để tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu

Khai báo hóa chất chỉ mất 15 giây, xóa bỏ khoảng 70.000 bộ hồ sơ giấy/năm

Ngành công nghiệp: Những dấu ấn nổi bật
Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương rốt ráo gỡ “điểm nghẽn” nguồn cung nguyên liệu

Pandora đầu tư 100 triệu USD xây dựng cơ sở chế tác trang sức tại Việt Nam

Đẩy mạnh chuỗi công nghiệp công nghệ cao

Lời giải nào cho bài toán vốn cho nguồn kinh phí?

Khai thác, chế biến Niken tại Việt Nam: Tiềm năng còn bỏ ngỏ - Bài 2: Cần cơ chế đặc thù

Bộ Công Thương mong muốn tạo thuận lợi cho ngành thép lớn mạnh

Khai thác, chế biến Niken tại Việt Nam: Tiềm năng còn bỏ ngỏ - Bài 1: Cơn “khát” niken vẫn chưa dừng

Giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu để tăng sức cạnh tranh trong ngành công nghiệp

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thế mạnh của Thái Bình: Tăng tỷ lệ nội địa hóa

Xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp: Kiến tạo động lực, thúc đẩy tăng trưởng

Hậu Giang phê duyệt quy hoạch 8 dự án khu công nghiệp

Ngành dệt may lấy lại đà tăng trưởng, doanh thu quý 1 tăng hơn 44%

Sự thật về nguồn viện trợ của Mỹ tại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,5%

Hậu Giang: Giảm dần tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu

Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung công nghiệp chế biến để nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp

Phát triển ngành cơ khí Việt Nam: Kiến nghị cần sớm có Luật Cơ khí

COVID-19 được kiểm soát, sản xuất công nghiệp tăng 9,4% so cùng kỳ

Doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước: Liệu có nắm được cơ hội vàng?
