Giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 80% kế hoạch năm
Tài chính Thứ ba, 08/12/2020 - 10:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tăng mạnh nhất trong một thập kỷ
Được xác định là một trong những mũi giáp công cho mục tiêu tăng trưởng của năm 2020, giải ngân vốn đầu tư công đã trở thành một nội dung quan trọng được Chính phủ tập trung chỉ đạo. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức nhiều hội nghị, cuộc họp giao ban để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Thậm chí, Chính phủ còn thành lập các đoàn công tác, xuống từng địa phương tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công…
Những nỗ lực đó đã được đền đáp xứng đáng khi 11 tháng năm 2020, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 406.800 tỷ đồng, bằng 79,3% kế hoạch năm và tăng 34% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 bằng 79,2% và tăng 7%). Có 15 bộ, cơ quan trung ương và 18 địa phương có ước tỷ lệ giải ngân đến ngày 30/11/2020 đạt trên 75%, trong đó 9 bộ, cơ quan trung ương và 7 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 85%.
Một số dự án đạt kết quả tốt như: Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông, tổng số vốn đã giải ngân đạt trên 77%. Ba dự án thành phần đang thực hiện theo hình thức đầu tư công là Cao Bồ-Mai Sơn, Cam Lộ-La Sơn, cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu giải ngân cũng đạt trên 75%...
“Với tốc độ tăng tỷ lệ giải ngân từ tháng 9 đến tháng 10/2020 đã tăng được 10 điểm %, thì khả năng 2 tháng cuối của kế hoạch năm 2020 tốc độ giải ngân sẽ đạt cao hơn và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2020 sẽ đạt khoảng 90%. Đây là động lực vô cùng quan trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2020"- chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm - Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định.
![]() |
Một số dự án giao thông đạt kết quả giải ngân tốt |
Quyết liệt, đồng bộ đẩy nhanh giải ngân
Mặc dù giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh nhất trong 1 thập kỷ qua (2011- 2020), song cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, con số này vẫn chưa đạt như kỳ vọng, mới chỉ có hơn 400.000 tỷ đồng được giải ngân sau 11 tháng, vẫn còn 200.000 tỷ đồng nữa đang đợi được đưa vào nền kinh tế. Đặc biệt là vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài còn lại tương đối lớn.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nguyên nhân dẫn đến việc chậm giải ngân chủ yếu do công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương chưa sát với thực tế, nhiều dự án được giao kế hoạch vốn lớn hơn khả năng giải ngân. Một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn thiếu quyết tâm, vai trò người đứng đầu chưa được phát huy đầy đủ; sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan trung ương, địa phương còn thiếu chặt chẽ. Ngoài ra, công tác tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng, xác định nguồn gốc đất, lập thẩm định phê duyệt đơn giá đền bù, di dời các công trình tiện ích, chồng lấn về công địa thi công, đây là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công…
Còn hơn 2 tháng kết thúc thời gian giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2020 (đến ngày 31/1/2021), để phấn đấu giải ngân hết số vốn ngân sách nhà nước năm 2020, theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trước mắt, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương cần thực hiện quyết liệt đồng bộ các giải pháp đã đề ra. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải coi việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, kết quả giải ngân là căn cứ đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ.
Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm việc đánh giá cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị liên quan trong triển khai nhiệm vụ; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình làm chậm, gây khó khăn, nhũng nhiễu, vi phạm quy định, lợi ích nhóm…
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Cách nào tránh "bẫy" thu nhập trung bình?

Hai doanh nghiệp thuộc Tân Hoàng Minh nợ gần 183 tỷ đồng tiền thuế

Tỷ giá USD hôm nay 23/5: Đồng đô la quay lại đà tăng

Công ty Chứng khoán Kenanga Việt Nam vào diện kiểm soát đặc biệt

Tập đoàn FLC bị UBCKNN xử phạt vì chậm công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021
Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hỗ trợ lãi suất 2%/năm

Phó Tổng giám đốc Trần Anh Đào được giao phụ trách HOSE từ 20/5/2022

Sau vụ Tân Hoàng Minh, phát hành trái phiếu doanh nghiệp sụt giảm mạnh

Khởi động “Ngày không tiền mặt”

Tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam với các kịch bản từ 5,2 đến 6,7%

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được vinh danh là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam

Tỷ giá USD hôm nay 20/5: Đồng đô la chìm trong sắc đỏ

Đưa trái phiếu doanh nghiệp về đúng vị trí trên thị trường

Khi tiền ảo trượt giá 100.000 lần: Nhà đầu tư cần cẩn trọng

Tín dụng chính sách tăng giải ngân giúp phục hồi và phát triển kinh tế

Tỷ giá USD hôm nay 19/5: Đồng đô la lấy lại đà tăng giá

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần đánh giá tác động, tính toán kỹ lưỡng

Tỷ giá USD hôm nay 18/5: Đồng đô la giảm mạnh, trượt khỏi mốc 104 điểm

Chuyên gia VinaCapila lý giải nguyên nhân thị trường chứng khoán giảm

Mastercard dành nhiều ưu đãi và trải nghiệm mới cho người tiêu dùng

Thaiholdings trả 840 tỷ đồng cho tập đoàn Tân Hoàng Minh

Kinh doanh thua lỗ, hãng Vietnam Airlines có nguy cơ bị hủy niêm yết?

Nhiều nhà đầu tư cháy tài khoản vì chứng quyền có bảo đảm

Lãi suất vay mua ôtô tháng 5 như thế nào?
