Hà Nội: Tiêu hủy 2.000 hộp nước hoa giả mạo nhãn hiệu và không có chủ sở hữu đại diện tại Việt Nam
Quản lý thị trường Thứ tư, 03/11/2021 - 11:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Hà Nội: Phát hiện kho nước hoa "khủng" có dấu hiệu là hàng giả Hà Nội: Phát hiện kho nước hoa chưa rõ nguồn gốc trị giá hàng tỷ đồng |
Tại kho hàng thuộc trụ sở Đội QLTT số 14, sáng ngày 2/11, toàn bộ số hàng hóa nằm trong diện tiêu hủy đã được vận chuyển xuống xe chuyên dụng để di chuyển ra địa điểm tiêu hủy tại xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên dưới sự chứng kiến của ông Vũ Minh Nam - chủ sở hữu của lô hàng và ông Trịnh Quang Đức - Phó Cục trưởng Cục QLTT TP. Hà Nội cùng đại diện một số phòng ban trong Cục QLTT TP. Hà Nội.
![]() |
Toàn bộ số hàng hóa vi phạm được cuốn ép, nghiền nát trước khi thực hiện đốt bỏ |
63 thùng hàng hóa với tổng cộng trên 2.000 chai nước hoa được xác định là giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa không có chủ sở hữu đại diện tại Việt Nam xác nhận được chủ sở hữu lô hàng lựa chọn phương thức tiêu hủy bằng hình thức cuốn ép, nghiền nát sau đó đốt bỏ tại lò đốt rác thuộc Công ty CP Môi trường đô thị và công nghiệp 11 (Urenco 11). Lô hàng tiêu hủy có giá trị gần 8 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Duy Bản - Phó Đội trưởng Đội QLTT số 14, lô nước hoa được Đội phát hiện và xử lý từ ngày 24/6 với tổng số lượng trên 4.000 hộp, trị giá lô hàng gần 15 tỷ đồng. Sau khi có kết luận của các đơn vị chức năng, lực lượng QLTT Hà Nội đã tiến hành phân loại hàng hóa trước sự chứng kiến của chủ hàng. Theo đó, số lượng hàng hóa sẽ phải thực hiện tiêu hủy do giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa không có chủ sở hữu đại diện tại Việt Nam xác nhận là trên 2.000 hộp, trị giá gần 8 tỷ đồng. Số lượng còn lại là hàng lậu, đã được đại diện hãng xác nhận là hàng chính hãng sẽ tiến hành phát mại bằng hình thức đấu giá để nộp ngân sách nhà nước. Dự kiến, lô hàng phát mại có giá trị khoảng 7 tỷ đồng.
Ông Vũ Minh Nam cho biết, sau sự vụ lần này, chúng tôi rút ra bài học sâu sắc cả về vấn đề kinh doanh, vấn đề pháp lý với những sản phẩm đưa ra trên thị trường. Nó là một bài học cho các bạn trẻ nhìn nhận lại vấn đề kinh doanh online hay trực tuyến đều phải tuân theo nguyên tắc của pháp luật.
Chủ sở hữu hàng hóa đã thực hiện đầy đủ việc nộp phạt theo quy định và chi trả toàn bộ chi phí tiêu hủy đối với lô hàng vi phạm.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Tỉnh Quảng Ninh: Xử phạt 45 triệu đồng do kinh doanh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu

Bình Dương: Xử phạt doanh nghiệp bán xăng dầu kém chất lượng gần 859 triệu đồng

Phạt 45 triệu đồng cơ sở kinh doanh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường

Cục Quản lý thị trường Khánh Hòa: Đẩy mạnh chống buôn lậu, hàng giả
Tin cùng chuyên mục

Tạm giữ 4.300 sản phẩm phân bón không được lưu hành tại Việt Nam

Phát hiện gần 22.000 sản phẩm thuốc tân dược không rõ nguồn gốc tại Vĩnh Long

Long An: Chuyển công an vụ buôn bán phân bón giả

Bắc Giang: Phát hiện cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng giả

Buôn bán sữa tắm Tesori D’Oriente giả, nam thanh niên lĩnh án tù treo

Các Cục Quản lý thị trường Duyên hải miền Trung – Tây Nguyên xử lý 5.599 vụ vi phạm

Vụ xăng dầu giả quy mô lớn: Bắt khẩn cấp Giám đốc Võ Hoài Phương

Gian nan phòng chống buôn lậu xăng dầu trên biển

Vụ làm giả hàng triệu lít xăng dầu bị quản lý thị trường phát hiện

Quản lý thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện ổ xăng giả quy mô lớn

Phát hiện gần 400.000 con tôm càng xanh giống nhập lậu

Gia Lai: Tiêu hủy hơn 100.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Quản lý thị trường Tiền Giang: Chuyển cơ quan công an điều tra xử lý vụ buôn bán phân bón giả

Nhức nhối hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử

Tạm giữ hơn 1 tấn xí muội không rõ nguồn gốc tại Kiên Giang

Phát hiện điểm san chiết, đóng gói bột giặt giả mạo nhãn hiệu OMO

Vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính: Ngày càng tinh vi

Quản lý thị trường Hà Nội: Bắt quả tang cơ sở sản xuất hơn 2.000 lít mật ong giả

Quảng Bình: Nhiều đối tượng lợi dụng mạng xã hội kinh doanh vi phạm pháp luật
