Hoàn thiện khung khổ pháp lý: Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng
Bảo vệ người tiêu dùng Thứ năm, 06/01/2022 - 10:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tập trung vào 7 nội dung chính
Nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ NTD được tốt hơn, Bộ Công Thương đã đề nghị xây dựng Luật BVQLNTD (sửa đổi) và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bộ Công Thương cũng đã tổ chức lấy ý kiến góp ý Dự án Luật BVQLNTD (sửa đổi) nhằm kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục tạo dựng sự phát triển của công tác BVQLNTD tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BVQLNTD sẽ giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NTD cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Đồng thời, bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật, phục vụ đắc lực cho việc thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh và bền vững tại Việt Nam...
![]() |
Quyền lợi của người tiêu dùng cần được đảm bảo |
Đặc biệt, dự thảo Luật BVQLNTD (sửa đổi) dựa trên 7 nội dung chính. Thứ nhất, hoàn thiện các quy định về hàng hóa có khuyết tật và thu hồi hàng hóa có khuyết tật nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả thực thi các quy định có liên quan. Thứ hai, hoàn thiện các quy định về hợp đồng giao kết với NTD, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ NTD trong các giao dịch có liên quan. Thứ ba, hoàn thiện các quy định liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp; bổ sung quy định về vai trò hỗ trợ của cơ quan nhà nước, vai trò của tổ chức xã hội trong công tác giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh phù hợp với thực tiễn. Thứ tư, hoàn thiện các quy định BVQLNTD trong giao dịch có yếu tố đặc thù, có tính mới trong điều kiện chuyển đổi số nền kinh tế. Thứ năm, xây dựng và hoàn thiện các quy định về các loại hình giao dịch, hoạt động, trách nhiệm của các chủ thể, cơ chế kiểm soát, khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể nhằm khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững. Thứ sáu, hoàn thiện quy định về quản lý nhà nước nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương. Thứ bảy, hoàn thiện quy định về vai trò, trách nhiệm của tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD nhằm nâng cao.
Sửa đổi luật phù hợp với thực tiễn
Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, trên cơ sở 7 nhóm chính sách đã được thông qua, đứng trước bối cảnh trong nước và quốc tế đang có nhiều thay đổi, Luật BVQLNTD (sửa đổi) cần thể hiện và đáp ứng toàn diện các yêu cầu thực tiễn. Trong đó, hạn chế tối đa sự bất cập có thể đến từ việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và thế giới cũng như sự xuất hiện của nhiều phương thức kinh doanh, tiêu dùng mới mà thời điểm xây dựng Luật chưa xuất hiện.
Góp ý sửa đổi luật mới, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Bảo vệ NTD Việt Nam - cho rằng: Luật mới phải phát huy rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực BVQLNTD cũng như xây dựng cơ chế phù hợp để thành lập và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.
Đồng quan điểm, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cũng chỉ ra, một số quy định hiện nay chỉ phù hợp với các giao dịch, kinh doanh - tiêu dùng có tính "truyền thống" mà chưa tính đến mô hình kinh doanh có yếu tố mới, nhất là mô hình ứng dụng sự phát triển của thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng chia sẻ, kinh tế số. Mặt khác, một số trách nhiệm BVQLNTD của doanh nghiệp đã không còn phù hợp, đầy đủ do sự xuất hiện của nhóm NTD mới hoặc hành vi tiêu dùng mới. Nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi NTD mới xuất hiện cũng cần được bổ sung vào phần các hành vi cấm hoặc nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan. Những vấn đề này cần được xây dựng trọng tâm trong luật mới khi được sửa đổi.
Dự thảo Luật BVQLNTD (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tháng 10 năm 2022 và thông qua tại kỳ họp tháng 5 năm 2023. |
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Quảng Ngãi: Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ sai sự thật

Sử dụng máy điều hoà nhiệt độ: Cách nào để tiết kiệm điện?

AEON Việt Nam: Triển khai các giải pháp bền vững

Toyota Việt Nam triệu hồi 191 xe Raize để sửa chữa mối hàn ụ

Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Đẩy mạnh liên kết bền vững

Công ty cổ phần Dược phẩm và sinh học y tế sản xuất thuốc kém chất lượng

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Khách hàng được giám sát quy trình giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp

Thu hồi sô cô la Kinder: Cơ quan EU thúc giục tiến hành điều tra nhà máy Bỉ

Quảng Ninh: Phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022

Khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Đề nghị xử lý nghiêm vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Cần có chế tài xử lý rõ ràng

Trung Quốc: Tìm cách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thời đại số

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe bán tràn lan trên "mạng": Giải "bài toán" từ công tác quản lý

Kinh doanh trách nhiệm - Giải pháp kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp

Thêm chương mới về giao dịch đặc thù đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Cần sự tham gia của nhiều thiết chế

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng

Nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực cho doanh nghiệp

Chống hàng giả, hàng nhái: Trách nhiệm không của riêng ai

Cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng

Tích cực hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Hướng dẫn tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới
