Kết hợp du lịch với xây dựng nông thôn mới: Cần sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách
Nông nghiệp - nông thôn Thứ ba, 23/11/2021 - 14:53 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tiềm năng lớn
Theo Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, hiện nay, cả nước có khoảng 365 điểm du lịch nông thôn hơn 2.000 làng nghề truyền thống với tiềm năng về du lịch. Du lịch nông thôn nói chung khá đa dạng, với các loại hình chủ đạo như: Du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.
Hoạt động du lịch nông thôn đã đem lại những đóng góp tích cực cho cả ngành du lịch và khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển. Theo đó, du lịch nông thôn góp phần tạo bản sắc, tính độc đáo của điểm đến và sản phẩm du lịch Việt Nam tạo ra tour, tuyến mới, mở rộng không gian du lịch. Bên cạnh đó, du lịch nông thôn phát triển đem lại lợi ích về kinh tế - xã hội cho nhiều địa phương như: Góp phần đa dạng hóa ngành nghề nông thôn, tạo việc làm, thu nhập cho người dân; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM bền vững.
Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - nhận định, tiềm năng phát triển du lịch nông thôn, trong đó có du lịch cộng đồng rất lớn. Nhiều địa phương đã có mô hình du lịch cộng đồng để nâng cao đời sống, thu nhập của người dân nông thôn, đặc biệt tại Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long... Các mô hình không chỉ đem lại kinh tế mà còn bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, an sinh xã hội ở các địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay, việc phát triển du lịch nông thôn còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Số lượng lao động tham gia vào du lịch nông thôn chưa nhiều. Ước tính tại các tỉnh, thành phố có trung bình khoảng 500 - 1.000 lao động trong lĩnh vực du lịch nông thôn. Du lịch nông thôn hiện vẫn chủ yếu ở quy mô nhỏ, do các doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ hợp tác cung cấp. Mô hình tổ chức du lịch nông thôn chủ yếu mang tính chất tự phát. Sản phẩm du lịch nông thôn của nhiều địa phương hiện chưa đặc sắc. Đặc biệt, thị trường khách du lịch nông thôn còn nhiều hạn chế, chủ yếu vẫn là khách trong nước và khách tại chỗ. Một số trung tâm du lịch bước đầu có thêm du khách nước ngoài, nhưng số lượng còn ít như: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lào Cai, Quảng Ninh…
![]() |
Du lịch cộng đồng ở Ninh Thuận thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm |
Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ
Phát triển du lịch nông thôn trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 được xác định là một trong những động lực đem lại việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch nông thôn hiệu quả sẽ góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và xây dựng NTM bền vững.
Dự thảo Đề án “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025” do Bộ NN&PTNT và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành quy hoạch mạng lưới điểm du lịch nông thôn; có ít nhất 200 dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 10% sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng đạt tiêu chuẩn 5 sao. Bên cạnh đó, có ít nhất 50% làng nghề truyền thống tham gia vào chuỗi giá trị du lịch nông thôn…
Để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn trong giai đoạn tới gắn với xây dựng NTM theo hướng bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, cần thực hiện quy hoạch phát triển du lịch nông thôn đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đồ án quy hoạch xây dựng NTM. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ cho du lịch nông thôn. Xây dựng và ban hành chính sách quản lý, hỗ trợ, ưu đãi cho từng loại hình du lịch nông thôn…
Ông Nguyễn Minh Tiến - Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương - cho rằng, phải xây dựng bản đồ du lịch nông thôn, trong đó, chỉ ra các khu vực có khả năng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của từng vùng, miền, địa phương trên cơ sở liên kết hình thành tuyến. Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch được xây dựng cần đảm bảo 3 yếu tố: Đa dạng, đặc sắc và gia tăng giá trị.
Hiện nay, du lịch nông thôn, sinh thái cho doanh thu khoảng 30 tỷ USD/năm trên toàn cầu. Ngoài ra, tỷ lệ tăng trưởng của du lịch nông thôn hàng năm từ 10 - 30%, trong khi du lịch truyền thống chỉ 4%. |
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Tổ chức Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 – 2025

Khoa học công nghệ trong nông nghiệp: Cần hướng đến các sản phẩm mới, có tính ứng dụng cao

Thúc đẩy phát triển quế bền vững thông qua dự án BioTrade

Một ngày cùng diêm dân trên cánh đồng muối Bạch Long

Ứng dụng than sinh học trong phát triển nông nghiệp
Tin cùng chuyên mục

Đề nghị chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang chịu thuế

Phát huy vai trò chợ nông thôn

Hội Nghề cá Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông

Xử lý dứt điểm các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

Sắp xếp lại 4 Tổng cục tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Nghệ An: Trên 3.600ha sắn bị bệnh, người dân thiệt hại lớn

Phát triển nông thôn mới: Gắn với xây dựng đô thị xanh

Đòn bẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP

NPK Cà Mau: Nỗ lực đồng hành cùng nông dân Việt Nam

Chọn phân bón nào để góp phần phát triển nông nghiệp bền vững?

Quảng Ninh phấn đấu về đích nông thôn mới trong năm 2022

Nhiều đột phá về thể chế, chính sách cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Khẩn trương cứu diện tích lúa Đông Xuân, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản

Bố trí 196.332 tỷ đồng cho chương trình nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Sửa đổi Nghị định 67: Chính sách cần sát thực tiễn

Du lịch nông thôn: Tiềm năng “ngủ yên”

Niềm vui người kết nối giá trị cho nhà nông

Dự án VCED - Thúc đẩy mô hình hợp tác xã kiểu mới cho nông dân Việt Nam

C.P. Việt Nam đẩy mạnh hợp tác phát triển ngành đánh bắt thủy sản bền vững
