Khe Loóng - thôn người Dao làm kinh tế giỏi
Dân tộc thiểu số & Miền núi Thứ hai, 22/11/2021 - 14:54 Theo dõi Congthuong.vn trên
![]() |
Con đường nông thôn mới do nhà nước và nhân dân cùng làm ở Khe Loóng |
Câu chuyện làm đường và phát triển sinh kế của Khe Loóng được anh Ét kể lại bằng vài câu ngắn gọn, nhưng thực tế, để 113 hộ đồng bào Dao quần trắng ở Khe Loóng đồng lòng làm đường cũng như tập trung phát triển kinh tế như ngày hôm nay, trưởng thôn Lý Văn Ét cùng các cán bộ trong thôn đã phải mất không ít thời gian đến tận các hộ giải thích, động viên, hướng dẫn bà con, thậm chí ứng tiền ra nộp trước cho các hộ còn thiếu. “Khi mới triển khai xây dựng nông thôn mới (năm 2011) con đường này chỉ là đường đất thôi, đời sống các hộ trong thôn còn vất vả lắm. Hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, chính quyền xã Tân Đồng cùng các đoàn thể trong thôn đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi , xây dựng đời sống văn hóa, tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững…’ - trưởng thôn Lý Văn Ét cho hay.
Từ chỗ mạnh dạn đăng ký sản xuất, kinh doanh giỏi, nhiều hộ trong thôn đã khắc phục khó khăn, phát huy được tiềm năng đất đai để phát triển kinh tế. Không chỉ vươn lên thoát nghèo, từ năm 2017, Khe Loóng đã xuất hiện nhiều hộ trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao như: Hộ gia đình ông Lý Văn Vân, Đặng Văn Linh, Nông Văn Lợi, Lý Văn Thông, Lục Văn Bảo...
Đặc biệt, với diện tích trồng quế khá lớn khoảng 250 héc-ta/tổng số hơn 300 héc-ta diện tích đất nông, lâm nghiệp, mấy năm trở lại đây, người Dao ở Khe Loóng đã có được nguồn thu nhập khá tốt nhờ giá quế giữ ổn định ở mức cao. Số hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm từ cây quế ở Khe Loóng không đếm hết… Số hộ sở hữu những đồi quế trị giá 1 vài tỷ đồng cũng không hiếm.
Đáng mừng hơn cả là thay vì thói quen trồng quế có sử dụng thuốc diệt cỏ, từ năm 2019 trở lại đây, gần 30 hộ - đều là những hộ có diện tích trồng quế lớn - đã tham gia vào nhóm canh tác quế hữu cơ thôn Khe Loóng do anh Lý Văn Ét làm trưởng nhóm. Theo đó, các hộ này tập trung chăm sóc quế theo phương pháp canh tác hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Quế thu hoạch được sẽ được Công ty Xuất khẩu Quế hồi Việt Nam (Vinasamex) thu mua 100%.
“Trước đây bà con hay mua thuốc diệt cỏ về phun, nay thì sử dụng máy cắt cỏ để làm cỏ. Cây quế rất ít mắc sâu bệnh, nếu có thì cán bộ của Vinasamex cũng sẽ hướng dẫn cách sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ để diệt sâu. Ban đầu, bà con cũng không mặn mà với trồng quế hữu cơ vì tốn thời gian, công sức hơn. Tuy nhiên khi hiểu rõ là quế phục vụ ăn uống, chữa bệnh, nếu sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thì trước hết là nguy hiểm cho người trồng, sau là hại cho người sử dụng… bà con dần nghe ra” - Trưởng thôn Lý Văn Ét chia sẻ khi dẫn chúng tôi đi qua những đồi quế hữu cơ thẳng tắp, xanh mướt. Cũng theo trưởng thôn Ét, tham gia vào nhóm canh tác quế hữu cơ được Vinasamex hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, giá cả lại ổn định nên đồng bào Dao ở Khe Loóng vui lắm. Hiện anh Ét đang tiếp tục vận động để năm 2022 100% hộ trong thôn cùng nhau làm quế hữu cơ theo chuỗi.
Lên với Khe Loóng hôm nay, tận mắt thấy cơ sở hạ tầng kiên cố, người dân chăm chỉ phát triển kinh tế… thấy vui với niềm vui no ấm của bà con. Nhưng vui hơn cả là cùng với sự phát triển đi lên, đàn ông người Dao ở Khe Loóng vẫn nắm rõ các bước của lễ cấp sắc, phụ nữ vẫn khéo léo dệt những bộ quần áo truyền thống nhiều màu sắc. Nói giản dị như lời trưởng thôn Lý Văn Ét thì “Mình là người Dao mà, cái gì hay mình phải giữ chứ”.
Tin mới nhất

Thừa Thiên Huế: Khai mạc Ngày hội văn hoá, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Đoàn đại biểu đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang

Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam

Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Tránh chính sách tốt nhưng khâu thực hiện chậm, không đồng bộ
Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy phát triển quế bền vững thông qua dự án BioTrade

Tết cầu mùa - hội tụ giá trị nhân văn của người Dao Tiền

A Lưới rực rỡ những ngày hội

Độc đáo nhạc cụ Bẳng bu của dân tộc Thái

Khám phá chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn

Lễ mừng lúa mới dân tộc Gia Rai

Thừa Thiên Huế tổ chức ngày hội vùng cao A Lưới

Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2022 tại tỉnh Hòa Bình

Nghị định số 28/2022/NĐ-CP: Cho vay hỗ trợ nhà ở không quá 40 triệu đồng/hộ

Mùa đào củ nghệ của đồng bào Cơ Tu

Quảng Nam: Tạo sinh kế và bảo tồn văn hoá Cơ Tu nhờ phát triển du lịch vùng cao

Anh thanh niên vùng biên Đắk Lắk làm giàu từ ốc nhồi

Trải nghiệm văn hoá vùng cao tại Làng Văn hóa từ 29/4/2022 - 3/5/2022

Lễ cầu an - sinh hoạt dân gian của người Tày

Tập đoàn CJ thành công khép lại “Dự án giáo dục trẻ em gái Việt Nam"

Gần 1 triệu người Việt Nam đã có hộ chiếu vaccine

Trao tặng 5 điểm trường học mới cho học sinh vùng cao Tây Bắc

Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng, thực thi văn bản quy phạm pháp luật

Ủy ban Dân tộc: Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2022
