Năm 2021, cả nước vẫn có thể xuất siêu
Thương mại Thứ năm, 30/09/2021 - 16:06 Theo dõi Congthuong.vn trên
Xuất siêu quay trở lại, cán cân thương mại dần được cải thiện Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 313 tỷ USD |
Xuất khẩu duy trì tăng trưởng
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, trong tháng 9, kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt 27 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 9 cũng là tháng thứ hai liên tiếp hoạt động xuất khẩu có sự suy giảm so với cùng kỳ năm trước.
![]() |
Mặc dù đã chịu ảnh hưởng mạnh trong hai tháng gần đây, tuy nhiên, tính chung 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu vẫn ước đạt 240,5 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định: “Xuất khẩu hàng hoá đang có dấu hiệu chững lại kể từ tháng 8 đến nay. Tuy nhiên tháng 9, mức suy giảm tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ở mức thấp hơn. Tính chung 9 tháng, xuất khẩu vẫn tăng cao. Đây là một trong những nguyên nhân đóng góp vào tăng trưởng GDP 3 quý đầu năm. Đặt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, đây là sự nỗ lực rất lớn của các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp”.
Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương chia sẻ thêm, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá gắn chặt với sản xuất, gồm sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và khai thác khoáng sản. Năm 2021, vào quý 2 và quý 3, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến các trung tâm sản xuất lớn như Bắc Giang, Bắc Ninh, các tỉnh phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long…
“Riêng khu vực 19 tỉnh phía Nam đã tương đương 45% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Các tỉnh thành này chịu ảnh hưởng của dịch và giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh hưởng đến xuất khẩu” – ông Trần Thanh Hải nêu rõ.
![]() |
Ông Trần Thanh Hải phát biểu tại họp báo |
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2021 ước đạt 26,5 tỷ USD, giảm 3,1% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 242,65 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm trước.
Với diễn biến như vậy, cán cân thương mại hàng hóa tháng 9 ước xuất siêu 500 triệu USD. Tính chung 9 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa ước nhập siêu 2,13 tỷ USD.
“Sau 1 thời gian bị ảnh hưởng sâu, nhập siêu đã quay trở lại và đến thời điểm tháng 7, mức nhập siêu tương đối lớn, lên đến hơn 2 tỷ USD. Tuy nhiên đến tháng 8, mức nhập siêu chỉ còn hơn 100 triệu USD và tháng 9, xuất siêu đã quay trở lại với con số khoảng 500 triệu USD. Đây là tín hiệu đáng mừng” – ông Trần Thanh Hải cho hay.
Sẽ cân bằng cán cân thương mại
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang có những thuận lợi khi ta đang khai thác hiệu quả các Hiệp định FTA và nhu cầu thị trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm, đặc biệt là nhóm hàng ta có lợi thế.
Ông Trần Thanh Hải phân tích, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 18,8% sau 9 tháng, là con số khá lớn. Trong khi đó, cả năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cả nước chỉ tăng khoảng 7%. Tuy nhiên, hiện nay, tăng trưởng nhập khẩu đang lớn hơn với 30% và sau 9 tháng, cả nước đang nhập siêu 2,13 tỷ USD, tương đương 0,8% kim ngạch xuất nhập khẩu. Đây là con số không đáng lo.
"Chúng ta còn 3 tháng quý IV, nếu không có biến động lớn về kiểm soát dịch bệnh, hy vọng rằng 3 tháng cuối năm là thời điểm các địa phương phía Nam sẽ lấy lại đà tăng trưởng và kết thúc cả năm 2021 ở cán cân cân bằng. Còn nếu thuận lợi hơn thì có thể có xuất siêu" - ông Trần Thanh Hải khẳng định.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong thời gian gần đây, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng Đề án Phát triển xuất nhập khẩu bền vững trong những tháng cuối năm 2021 và những tháng đầu năm 2022.
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Chi gần 40 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Đan Mạch tăng 53,6%

Cá ngừ có tốc độ xuất khẩu tăng trưởng cao

Hoa Kỳ giữ vị trí số 1 trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ: Khó giữ "phong độ"
Tin cùng chuyên mục

Hơn 200 doanh nghiệp tham gia Hội chợ thương mại Festival Huế 2022

Xuất khẩu nước mắm bình quân cả nước mới đạt khoảng 12,6%

Hoa Kỳ gia hạn cung cấp thông tin điều tra tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản dự báo có thể cán mốc 10 tỷ USD trong năm 2022

Gia Lai: 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 33,33%

Doanh nghiệp làm gì để tận dụng lợi thế từ hiệp định UKVFTA

Cửa khẩu Móng Cái: Hoạt động xuất nhập khẩu trở lại bình thường

Đưa sản phẩm OCOP “vươn xa” thông qua thương mại điện tử

Xuất khẩu vào Anh tăng trưởng “đột phá” nhờ hiệp định UKVFTA

Đưa thực phẩm Việt Nam vào thị trường Nhật Bản: Người trong cuộc nói gì?

Chuỗi sự kiện kết nối thương mại điện tử tại tỉnh Bình Định và các tỉnh miền Trung

Doanh nghiệp tăng nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất

Mở thị trường cho doanh nghiệp qua Hệ sinh thái Xúc tiến thương mại số

Xuất khẩu gạo nên tập trung vào các thị trường bền vững

Xuất khẩu thanh long, rau gia vị sang thị trường EU gặp khó

Hơn 2.000 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild TP. Hồ Chí Minh

Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại

Xuất khẩu quả chuối vào thị trường Trung Quốc: Cách nào để gia tăng thị phần?

Nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại Canada tăng cao
