Ngành dược còn nhiều tiềm năng để hút vốn đầu tư
Xã hội Thứ ba, 14/12/2021 - 11:20 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ngành dược “khát” nhân sự chất lượng |
Thị trường tiềm năng
Thống kê cho thấy, chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc tại Việt Nam đã tăng từ 9,85 USD năm 2005 lên 22,25 USD năm 2010 và dự báo đến năm 2025 sẽ tăng lên 163 USD. Tính trung bình, mỗi người Việt chi khoảng 1,3 triệu đồng/năm dành cho thuốc. Song hiện nay, các doanh nghiệp (DN) nội địa mới chỉ đáp ứng được hơn 50% nhu cầu dược phẩm trong nước. Trong khi đó, sản xuất trong nước chủ yếu ở dạng bào chế đơn giản, sản xuất các loại thuốc generic (sản xuất trực tiếp tiêu thụ trong nước và gia công thuê cho DN nước ngoài).
![]() |
Tiềm năng của ngành dược phẩm tại Việt Nam còn khá lớn |
Nhận thấy tiềm năng lớn, vài năm gần đây, nhiều DN ngành dược đã được nhà đầu tư quan tâm gia tăng tỷ lệ sở hữu. Một số thương vụ tiêu biểu như năm 2019, Taisho Pharmaceutical mua lại Dược Hậu Giang, trong đó Taisho đã đầu tư tổng cộng hơn 200 triệu USD để nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty dược này.
Năm 2020, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường thông qua phương án phát hành 5,28 triệu cổ phiếu riêng lẻ (tương ứng 20% vốn sau phát hành) cho đối tác chiến lược ASKA Pharmaceutical Co., Ltd (Nhật Bản), nhằm huy động vốn xây dựng dự án nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao.
Tháng 9/2021, Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) cũng công bố sẽ đầu tư hàng chục triệu USD vào Insmart - DN chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan tới bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe tại thị trường Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp... cũng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến thị trường dược phẩm Việt Nam.
Nhận định của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam với dân số gần 100 triệu người, xu hướng già hóa nhanh đồng nghĩa với nhu cầu chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe cao hơn. Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ là nền tảng tiếp tục hỗ trợ đà tăng trưởng dài hạn của thị trường chăm sóc sức khỏe, trong đó có dược phẩm.
Xu thế đầu tư mới
Tuy tiềm năng còn rất lớn nhưng chuyên gia kinh tế dự báo, sự sáp nhập sẽ không còn sôi động, bởi trong năm 2018, 2019 nhiều DN ngành dược đã được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm gia tăng tỷ lệ sở hữu, nên số lượng DN nằm trong mục tiêu mua bán - sáp nhập (M&A) đến nay không còn nhiều. Mặc dù vậy, trong bối cảnh dịch bệnh tiếp diễn phức tạp thì y tế, dược phẩm vẫn có nhiều triển vọng thu hút dòng vốn ngoại qua hình thức M&A.
Nếu nhìn nhận theo xu thế của năm 2019 và 2020, lĩnh vực chữa trị ung thư tiếp tục là phân khúc chính của các thương vụ M&A trong lĩnh vực dược phẩm. Bên cạnh đó là các dòng vắc xin và thuốc generic thiết yếu. Điều đáng nói, hiện nay, các phòng khám chuyên khoa tập trung vào một số lĩnh vực y tế như tiêu hóa, vật lý trị liệu, nhi khoa cũng đang có nhu cầu mạnh mẽ...
Mặc dù mảnh đất màu mỡ của ngành dược còn khá lớn (dự báo của hãng nghiên cứu thị trường IBM, quy mô ngành dược phẩm Việt Nam có thể đạt 16,1 tỷ USD vào năm 2026), song việc mở rộng tiến trình hội nhập thông qua các hiệp định thương mại, công ty dược phẩm trong nước sẽ đối diện với sức ép cạnh tranh lớn hơn từ những công ty nước ngoài. Hơn nữa, đa phần công ty dược trong nước chủ yếu sản xuất thực phẩm chức năng, còn tân dược thì nghiêng về thuốc generic, trong khi biệt dược lại là "sân chơi" của DN FDI.
Mặc dù vậy, những chuyên gia cho rằng, các DN trong nước không cần phải lo quá, vì hầu hết DN đều đuối sức sau nhiều tháng chống chọi với dịch bệnh. Việc tranh thủ đàm phán và bán cổ phần cho đối tác ngoại lúc này cũng là giải pháp tốt để vượt qua khó khăn, lấy lại cân bằng tài chính. Tuy nhiên, để tăng lợi thế cạnh tranh, DN nội phải tăng chi phí cho R&D (nghiên cứu và phát triển), hoặc hợp tác với những công ty dược nước ngoài nhằm nâng cao năng lực sản xuất.
Theo ông Masataka “Sam” Yoshida - Giám đốc toàn cầu dịch vụ M&A xuyên quốc gia của RECOF Corporation, những năm gần đây, mỗi năm, Việt Nam ghi nhận bình quân 2 thương vụ M&A với Nhật Bản trong lĩnh vực y tế và dược phẩm. |
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Đoàn Thanh niên Tổng công ty Phát điện 2: Mang nước sạch về với bà con vùng biên

Mô hình làm việc kết hợp nâng cao hiệu suất của người lao động

Thêm 12 chương trình đào tạo IUH đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục

Sân bay thứ 2 ở Hà Nội sẽ xây dựng tại Thường Tín

Vì sao học phí các trường quốc tế có giá bạc tỷ?
Tin cùng chuyên mục

Kết nối, hợp tác doanh nghiệp trong đào tạo tại các trường thuộc Bộ Công Thương

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm sản phẩm có trách nhiệm với xã hội, môi trường 2022

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới

23.500 tỷ đồng làm đường Vành đai 4 đã được Hà Nội thông qua

Đại học Y Hà Nội tăng học phí hơn 70%: Liệu có hợp lý?

Hơn 70 doanh nghiệp tuyển dụng 5.000 việc làm tại ngày hội tuyển dụng IUH

Nghệ An: Các trường ngoài công lập xét tuyển để tuyển sinh vào lớp 10

Cập nhật lịch nghỉ hè của học sinh cả nước năm 2022 mới nhất

Đại hội Đảng bộ Đại học Điện lực khóa XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025

Ký kết biên bản thỏa thuận “Dự án đổi mới khoa học và công nghệ cao su thiên nhiên vì chu trình carbon toàn cầu”

Tăng cường biện pháp hỗ trợ người lao động

Cần Thơ thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại các chợ nổi

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận sách giáo khoa vẫn còn “lỗi, sạn”

Trường Đại học Sao Đỏ: Góp sức giải cơn “khát” nhân lực cho ngành công nghiệp ô tô

Biểu dương tập thể, cá nhân học tập theo tư tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh

Kỷ niệm đẹp của cặp vợ chồng văn công từng gặp Bác Hồ

Tổ chức Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 – 2025

Phát triển ngành Xây dựng Việt Nam trong điều kiện bình thường mới
