Phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2022
Công nghiệp Thứ ba, 04/01/2022 - 14:14 Theo dõi Congthuong.vn trên
Cụ thể, Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2022 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lập tại Văn bản số 7998/EVN-KH ngày 28/12/2021 với các nội dung chính như sau:
Tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc, bao gồm cả sản lượng điện mặt trời mái nhà năm 2022 là 275,505 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 133,622 tỷ kWh và mùa mưa là 141,883 tỷ kWh.
Thông số đầu vào cơ bản để lập Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2022 bao gồm: tốc độ tăng trưởng GDP, tần suất nước về các hồ thuỷ điện, khối lượng khí bao tiêu tại Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho sản xuất điện (theo Văn bản số 1024/DKT ngày 30/12/2021 của Vụ Dầu khí và Than), mực nước đầu tháng của các hồ thủy điện trong năm 2022.
Cơ cấu sản xuất điện theo các loại nguồn điện, dự kiến điện năng sản xuất của các nhà máy điện và điện nhập khẩu các tháng năm 2022. Trong đó: Các đơn vị phát điện có trách nhiệm chủ động thực hiện công tác chuẩn bị phát điện, bao gồm đảm bảo công suất sẵn sàng của các tổ máy và thu xếp nguồn nhiên liệu sơ cấp (than, khí, dầu) cho phát điện hàng tháng trong năm 2022; Sản lượng mua bán điện thực tế của các nhà máy điện (theo hợp đồng mua bán điện, phương án giá điện) sẽ được xác định theo các quy định liên quan về giá điện và thị trường điện.
![]() |
Việc phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2022, góp phần đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định và tin cậy |
Về tổ chức thực hiện, Bộ Công Thương giao các đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể như Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; Cục Điều tiết điện lực và Vụ Dầu khí và Than triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Công Thương được giao tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025;
Tăng cường, đẩy mạnh và phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các chương trình, dự án tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện trên phạm vi cả nước để góp phần đảm bảo cung cấp điện trong năm 2022.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo có trách nhiệm đẩy nhanh tiến độ thẩm định thiết kế xây dựng các công trình nguồn điện và các công trình lưới điện giúp tăng cường khả năng truyền tải công suất các dự án gió, mặt trời theo quy định; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra công tác nghiệm thu các công trình điện theo thẩm quyền;
Theo dõi, giám sát và kịp thời giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất phương án giải quyết vướng mắc trong thực hiện đầu tư, xây dựng các dự án nguồn điện, lưới điện, đảm bảo tiến độ đưa vào vận hành ổn định các nguồn điện, lưới điện truyền tải; Cập nhật, rà soát và đôn đốc các dự án nguồn-lưới điện đảm bảo vận hành đáp ứng tiến độ theo quy hoạch được duyệt, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia năm 2022 và các năm sau.
Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực có trách nhiệm phối hợp với Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và các đơn vị liên quan đôn đốc quyết liệt để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ các công trình nguồn điện, lưới điện mới vào vận hành, đặc biệt là các nhà máy điện ở khu vực phía Bắc để đảm bảo cung cấp điện.
Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các đơn vị đảm bảo vận hành và cung cấp điện an toàn, ổn định và tin cậy cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là các dịp Lễ, Tết, các sự kiện chính trị quan trọng trong năm 2022;
Chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc EVN, các Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực tăng cường thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện để giảm nhu cầu phụ tải điện vào giờ cao điểm của hệ thống điện; Thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát định kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp điện của EVN, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), các đơn vị phát điện và các Tổng công ty Điện lực trong năm 2022, đặc biệt trong các tháng mùa khô; báo cáo Bộ Công Thương về kết quả thực hiện;
Thường xuyên theo dõi các yếu tố có nguy cơ gây mất cân bằng cung cầu hệ thống điện quốc gia, báo cáo và đề xuất với Bộ Công Thương các giải pháp chỉ đạo, điều hành hoặc điều chỉnh các quy định liên quan. Chỉ đạo EVN và Chủ đầu tư các nhà máy điện sử dụng khí rà soát, sửa đổi, ký kết các hợp đồng mua bán điện (PPA) phù hợp với các hợp đồng mua khí (GSA) đã ký kết.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Dự án mỏ sắt Thạch Khê: Nhìn từ Nghị quyết của Đảng và ý kiến các bộ, ngành

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may tiếp cận thị trường châu Âu

Ngành cơ khí: Giải pháp để tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu

Khai báo hóa chất chỉ mất 15 giây, xóa bỏ khoảng 70.000 bộ hồ sơ giấy/năm

Ngành công nghiệp: Những dấu ấn nổi bật
Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương rốt ráo gỡ “điểm nghẽn” nguồn cung nguyên liệu

Pandora đầu tư 100 triệu USD xây dựng cơ sở chế tác trang sức tại Việt Nam

Đẩy mạnh chuỗi công nghiệp công nghệ cao

Lời giải nào cho bài toán vốn cho nguồn kinh phí?

Khai thác, chế biến Niken tại Việt Nam: Tiềm năng còn bỏ ngỏ - Bài 2: Cần cơ chế đặc thù

Bộ Công Thương mong muốn tạo thuận lợi cho ngành thép lớn mạnh

Khai thác, chế biến Niken tại Việt Nam: Tiềm năng còn bỏ ngỏ - Bài 1: Cơn “khát” niken vẫn chưa dừng

Giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu để tăng sức cạnh tranh trong ngành công nghiệp

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thế mạnh của Thái Bình: Tăng tỷ lệ nội địa hóa

Xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp: Kiến tạo động lực, thúc đẩy tăng trưởng

Hậu Giang phê duyệt quy hoạch 8 dự án khu công nghiệp

Ngành dệt may lấy lại đà tăng trưởng, doanh thu quý 1 tăng hơn 44%

Sự thật về nguồn viện trợ của Mỹ tại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,5%

Hậu Giang: Giảm dần tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu

Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung công nghiệp chế biến để nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp

Phát triển ngành cơ khí Việt Nam: Kiến nghị cần sớm có Luật Cơ khí

COVID-19 được kiểm soát, sản xuất công nghiệp tăng 9,4% so cùng kỳ

Doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước: Liệu có nắm được cơ hội vàng?
