Tăng bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến
Pháp luật - Điều tra Thứ sáu, 07/05/2021 - 16:23 Theo dõi Congthuong.vn trên
Người tiêu dùng đang chịu thiệt khi mua sắm trực tuyến?
Tốc độ phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đang ở mức cao. Theo dự báo của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), trong giai đoạn 2020-2025 tốc độ tăng trưởng của TMĐT sẽ ở mức 29% và tới năm 2025 quy mô ước đạt 52 tỷ USD. Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển này sẽ xảy ra những tranh chấp liên quan đến việc mua bán trực tuyến và có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng.
![]() |
Nhiều người tiêu dùng chưa nắm rõ các quy định để bảo vệ quyền lợi khi mua hàng trực tuyến |
Và thực tế thời gian qua đã có nhiều câu chuyện liên quan đến vấn đề này, trong đó nổi cộm là việc người tiêu dùng phản ánh mua phải hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc và thậm chí có trường hợp mua phải hàng giả…
Chị Nguyễn Ngọc Hân (ngụ tỉnh Hưng Yên) chia sẻ, gần đây có thường xuyên mua hàng trên một số sàn TMĐT do có nhiều khuyến mãi cũng như sự thuận tiện trong mua sắm. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng mua được sản phẩm ưng ý, thậm chí có lúc còn mua phải hàng kém chất lượng.
“Mấy tháng trước tôi có đặt mua tai nghe trên một trang TMĐT khá lớn nhưng khi nhận hàng thì người bán lại giao cho một sản phẩm hoàn toàn khác và bị hỏng một bên. Dù đã liên hệ với người bán để được đổi trả song dù mất phí đổi trả nhưng sản phẩm cuối cùng nhận lại vẫn không như kỳ vọng”- chị Hân cho biết.
Những trường hợp như của chị Hân khá phổ biến và đa phần họ đều không có khiếu nại gì bởi sợ mất thời gian, đó là chưa kể từ sàn TMĐT kinh doanh xuyên biên giới nên việc liên hệ với người bán sẽ khó khăn hơn.
Gia tăng bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng
Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thị Phương Trang - đại diện Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) - cho biết, hiện tại Ủy ban Điều phối TMĐT ASEAN đã ban hành những hướng dẫn liên quan đến việc trách nhiệm của người trung gian trực tuyến. Theo đó quy định những quy trình mua bán sản phẩm trực tuyến và trách nhiệm của sàn giao dịch, của bên bán, để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Ngoài ra, theo Hiệp định về TMĐT trong ASEAN đã được ký kết, có điều khoản liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến cũng như những điều khoản liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân.
Riêng với Cục TMĐT và Kinh tế số, theo bà Trang, hiện nay Cục này đang có một website quản lý TMĐT và người tiêu dùng có thể lên đó phản ánh những website (hoặc sản phẩm) có hành vi lừa đảo. Căn cứ vào đó, Cục TMĐT và Kinh tế số sẽ có hoạt động kiểm tra để xác minh hành vi mua bán, hành vi lừa đảo người tiêu dùng. Từ đó có những hướng sử phạt rõ ràng để tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến.
Cùng với các biện pháp quản lý từ cơ quan chức năng, mỗi sàn TMĐT cũng đều đang áp dụng những chính sách quản lý riêng để bảo vệ người tiêu dùng. Đơn cử sàn TMĐT Shopee đã thiết lập chức năng báo cáo sản phẩm vi phạm để tạo điều kiện cho người tiêu dùng phản hồi thông tin, từ đó có biện pháp xử lý theo quy định. Đặc biệt sàn TMĐT này còn áp dụng hệ thống Sao Quả Tạ - tức hệ thống điểm phạt để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng shop. Theo đó, shop càng có nhiều điểm phạt thì càng được hưởng ít hỗ trợ hơn từ Shopee và hình phạt cao nhất của hệ thống là tạm khoá tài khoản bán hàng trong 28 ngày.
Dù vậy, cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng và doanh nghiệp vẫn rất cần người tiêu dùng chung tay trong việc cảnh báo với những sản phẩm hàng giả, hàng nhái để lành mạnh hóa thị trường.
Theo ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Ban nghiên cứu tổng hợp Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), gần đây tại Việt Nam đã có thêm công cụ giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR). Nền tảng ODR sẽ giúp tối ưu về chi phí, thời gian, tiền bạc cho người tiêu dùng so với cách khiếu nại truyền thống. “Chúng tôi kỳ vọng thời gian tới nền tảng này sẽ được người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn, từ đó hình thành văn hóa mới trong mua sắm trực tuyến”- ông Dương kỳ vọng.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thanh tra tỉnh chuyển 3 gói thầu của CDC Bạc Liêu liên quan vụ Việt Á sang công an

Tuyên truyền chống Nhà nước, Trương Văn Dũng bị bắt tạm giam

Đăng tin sai sự thật, “Fan Nguyễn Phương Hằng” bị xử phạt

Ông Lê Hải Trà – Tổng Giám đốc HoSE bị buộc thôi việc

Bản án khách quan toà tuyên về vụ hai anh em tranh chấp đất tại TP Pleiku, Gia Lai
Tin cùng chuyên mục

Bắt tạm giam Giám đốc CDC Đồng Tháp Trần Văn Hai liên quan vụ Việt Á

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng kiểm tra vụ phá rừng thông quy mô lớn ở Đà Lạt

Đang cưỡng chế nợ thuế 2 doanh nghiệp chậm nộp tiền trúng đấu giá đất Thủ Thiêm

Thừa Thiên Huế - Quảng Trị: Liên tiếp phá nhiều chuyên án ma tuý lớn

Chuyện Ngọc Trinh mua 11ha đất xây homestay ở Bảo Lộc: Chiêu trò thổi giá đất?

Tuyên án sơ thẩm 4 năm tù đối với cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường

Liên quan vụ Việt Á, kiểm điểm Giám đốc CDC Bến Tre Nguyễn Hữu Định

TP. Thanh Hóa kỷ luật nhiều cán bộ liên quan đến sai phạm tại 5 dự án

Chung cư Tây Nguyên Plaza: Tại sao chưa thể chuyển đổi chủ thể hợp đồng cung cấp điện?

Ngô Mây Courtyard Bình Định: Những “điểm mờ” năng lực chủ đầu tư

Hoàng Thị Thúy Nga: "Kiều nữ'' khiến 5 giám đốc sở Y tế, Giáo dục vào tù

Thanh Hóa: Xưởng bột giấy hoạt động “chui” chính quyền không biết hay làm ngơ ?

Chuyện “lạ” trong xây dựng nông thôn mới nâng cao ở xã Cao Xá, Lâm Thao, Phú Thọ

Thủ đoạn lừa đảo mới: Xuất hiện “shop ảo” đánh cắp thông tin rồi “tráo hàng”

Vụ Việt Á: Khởi tố vụ án hình sự tại CDC Đồng Tháp

Chưa thu được tiền của 2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm

Thừa Thiên Huế: Không làm chủ tay lái, tài xế đâm gãy trụ bơm cây xăng gây hoả hoạn

Giá xăng thông báo không cao hơn 30.000 đồng, vì sao cây xăng bán giá trên 31.000 đồng/lít xăng?

Phiên tòa xét xử cựu Thứ trưởng Trương Quốc Cường: Tâm lý bị cáo liên tục thay đổi?
