Tăng cường xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Tunisia
Hội nhập - Quốc tế Thứ hai, 06/12/2021 - 09:57 Theo dõi Congthuong.vn trên
Trong thời gian ở Tunisia, đại diện Thương vụ đã có các buổi làm việc với Vụ châu Á - Bộ Ngoại giao, di cư và người Tunisia ở nước ngoài, Vụ Hợp tác với các nước Ả rập và ASEAN và Trung tâm Xúc tiến xuất khẩu - Bộ Thương mại và Phát triển xuất khẩu, Vụ Hợp tác quốc tế và Quan hệ đối ngoại - Bộ Công nghiệp, Năng lượng và Mỏ và Liên minh Công nghiệp, Thương mại và Thủ công Tunisia (UTICA).
![]() |
Đại diện Thương vụ làm việc với Trung tâm Xúc tiến xuất khẩu Tunisia (CEPEX) |
Tại các cuộc gặp, hai bên đã trao đổi thông tin về tình hình kinh tế, thương mại mỗi nước, điểm lại tình hình hợp tác thương mại, công nghiệp song phương trong thời gian qua và các biện pháp thúc đẩy trong thời gian tới.
Tunisia là một quốc gia nhỏ ở Bắc Phi với diện tích 163.610km2, dân số khoảng 12 triệu người, song là một trong những nền kinh tế năng động, cạnh tranh nhất khu vực châu Phi - Arập, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị trí thuận lợi gần châu Âu (cách 140km). Tunisia đã tham gia 8 hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương.
Thương mại của Tunisia với thế giới tăng hàng năm, trong đó kim ngạch nhập khẩu của nước này tăng bình quân 4,75%/năm. Năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu của Tunisia đạt 16,7 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 14,2 tỷ USD, thâm hụt thương mại là 2,5 tỷ USD. Tunisia chủ yếu nhập khẩu hàng hóa từ EU trong đó có Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ. Ngoài ra, Trung Quốc, Thổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ, Nga cũng là nước cung cấp hàng hóa chính cho thị trường này.
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2020 đạt 36,38 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất 25,72 triệu USD chủ yếu là cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, dao cạo râu, vải sợi... Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Tunisia đạt 10,66 triệu USD, gồm hải sản, hóa chất, máy móc thiết bị, chất dẻo, hàng dệt may, thức ăn gia súc và nguyên liệu...
Về khuôn khổ pháp lý, Việt Nam và Tunisia đã ký một số văn bản quan trọng như Hiệp định Thương mại (1994), Hiệp định Hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật (1999), Hiệp định khung Hợp tác nông nghiệp (2002), Bản ghi nhớ về hợp tác, hỗ trợ và phát triển cộng đồng doanh nghiệp giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên minh Công nghiệp, Thương mại và Thủ công Tunisia (UTICA) (2005), Hiệp định Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ và đặc biệt (2007), Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn thuế (2010).
Tháng 6/2021, Cục Xúc tiến thương mại và Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến xuất khẩu Tunisia và Phòng Thương mại và Công nghiệp thủ đô Tunis tổ chức Hội thảo giao thương trực tuyến với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp hai nước. Theo ông Ghazi Yacoub, Giám đốc phát triển thị trường, Trung tâm Xúc tiến xuất khẩu Tunisia (CEPEX), doanh nghiệp Việt Nam có thể thông qua Tunisia để tiếp cận thị trường các nước mà Tunisia có FTA như thị trường chung Đông và Nam Phi - COMESA (gần 700 triệu người tiêu dùng), Hiệp định Thương mại tự do lục địa châu Phi (1,3 tỷ dân).
Nhân chuyến công tác lần này, đại diện Thương vụ đã trao dự thảo Bản ghi nhớ về hợp tác của Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam cho Trung tâm Xúc tiến xuất khẩu Tunisia (CEPEX) để CEPEX nghiên cứu, sớm đi đến ký kết; phát danh sách doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của Việt Nam cho các doanh nghiệp hội viên của Liên minh Công nghiệp, Thương mại và Thủ công Tunisia; mời các cơ quan, doanh nghiệp Tunisia tham dự trực tuyến Hội nghị quốc tế ngành thực phẩm Việt Nam (Vietnam Food Expo 2021). Hai bên cũng nhất trí phối hợp tổ chức hội thảo doanh nghiệp giữa hai nước vào năm 2022, tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam tham dự Diễn đàn kinh tế Pháp ngữ dự kiến diễn ra bên lề Hội nghị Thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp vào tháng 11/2022 tại Tunisia, thường xuyên trao đổi thông tin về các sự kiện thương mại quốc tế lớn, cung cấp cơ hội kinh doanh, danh sách các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong các lĩnh vực thế mạnh của mỗi nước, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh...
Cũng trong thời gian ở Tunisia, đại diện Thương vụ còn đến dự Triển lãm quốc tế về bao bì, tiếp xúc với các doanh nghiệp sở tại và khảo sát hệ thống phân phối tại thủ đô như chuỗi siêu thị Monoprix, Carrefour...
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Diễn đàn Kinh tế thế giới 2022: Vai trò tiêu điểm của ASEAN trong một thế giới đang chuyển mình

Các hoạt động song phương của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại WEF 2022

Tuần lễ Argentina tại Hà Nội: Kết nối tiêu dùng qua văn hoá ẩm thực

Hiệp định RCEP tạo dựng các mối quan hệ mới cho ngành dệt may

ASEAN- EU công bố Sách Xanh 2022 kỷ niệm 45 năm quan hệ đối tác
Tin cùng chuyên mục

ILO thiết lập cơ sở trực tuyến về điều khoản lao động trong các hiệp định thương mại

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái gặp Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ và các nhà đầu tư

Diễn đàn kinh tế thế giới: 5 đề xuất của Việt Nam về lương thực toàn cầu

Xuất khẩu nhựa vào Úc: Dư địa vẫn còn nhiều

Pakistan cấm nhập khẩu 38 mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu

Davos 2022: Những ưu tiên hàng đầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Giá lương thực tăng cao “phủ bóng” toàn cầu

Việt Nam tiếp tục phối hợp APEC triển khai sáng kiến phục hồi kinh tế

Tổng thống Indonesia dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ vì “con dao hai lưỡi”

Việt Nam thể hiện vai trò, uy tín khi tham gia Hội nghị WEF Davos 2022

Đại diện Việt Nam chia sẻ về phát triển kinh tế xanh trước 21 thành viên APEC

Bộ Công Thương lưu ý nguyên tắc Ratchet của Hiệp định CPTPP

Xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang thị trường EU: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Việt Nam tham dự Hội chợ Du lịch & Lữ hành Nam Á tại Ấn Độ

Kinh tế Đông Nam Á đối mặt với nguy cơ lạm phát

Việt Nam - Hy Lạp cần tận dụng các tiềm năng và sức mạnh của EVFTA

Cộng đồng ASEAN đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng sạch

Hiệp định RCEP giúp nâng cao vị thế thương mại của Việt Nam

FDI- Con đường thúc đẩy các nền kinh tế APEC vào chuỗi giá trị toàn cầu
