Tăng tiêu thụ thanh long ở thị trường nội địa
Hàng hóa Thứ hai, 10/01/2022 - 13:41 Theo dõi Congthuong.vn trên
"An toàn để xuất khẩu, xuất khẩu phải an toàn" |
Để góp phần tháo gỡ khó khăn cho tiêu thụ thanh long và đảm bảo điều kiện tốt nhất cho xuất khẩu thanh long cũng như các mặt hàng nông, thủy sản khác sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19, Bộ Công Thương đã có văn bản hỏa tốc số 64/BCT-XNK về việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ thanh long gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương.
Cụ thể, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh vùng trồng và sản xuất nông, thủy sản rà soát, thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm; tăng cường quản lý chặt chẽ để đảm bảo quy trình sản xuất an toàn theo yêu cầu phòng chống dịch Covid-19 từ khâu trồng, thu mua, bao gói, phân loại tới vận chuyển để xuất khẩu.
![]() |
Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa để gỡ khó đầu ra cho trái thanh long |
Bên cạnh đó, hướng dẫn UBND các tỉnh rà soát tình hình sản xuất các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu, đặc biệt là nhóm hàng trái cây để có định hướng điều tiết sản lượng thu hoạch trong bối cảnh dịch bệnh nhiều khả năng còn diễn biến phức tạp, tiêu thụ qua biên giới có thể còn nhiều khó khăn.
Bộ cũng cần chỉ đạo các doanh nghiệp chế biến rau quả tăng cường thu mua lượng thanh long tươi hiện đang tồn đọng tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang… để chế biến thành sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan thuộc Bộ Công Thương, Hiệp hội, doanh nghiệp tăng cường triển khai các hoạt động kết nối cung cầu, đẩy mạnh việc thu mua, tiêu thụ trong nước đối với quả thanh long nói riêng và các mặt hàng trái cây khác đang vào vụ thu hoạch nói chung.
Đối với UBND các tỉnh vùng trồng, cần thông tin tới các thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn về việc phía Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long. Đề nghị các thương nhân, doanh nghiệp tạm dừng đưa hàng lên biên giới để tránh phát sinh thêm thiệt hại.
Bên cạnh đó, hướng dẫn các nhà vườn, hợp tác xã và doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch sản xuất và điều tiết tiến độ thu hoạch phù hợp cho tới khi hoạt động thông quan tại biên giới trở lại bình thường.
Chủ động phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ/ngành liên quan xây dựng phương án tiêu thụ đối với sản lượng thanh long trên địa bàn tỉnh; tăng cường kết nối cung cầu, vận động hệ thống phân phối, tập đoàn bán lẻ, siêu thị đẩy mạnh việc thu mua, tiêu thụ thanh long trong chuỗi cung ứng; chú trọng giới thiệu, phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.
UBND các tỉnh, thành phố cũng cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai hướng dẫn các nhà vườn, thương lái, doanh nghiệp thực hiện quy trình đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 trong hoạt động sản xuất, đóng gói và vận chuyển nông sản.
Chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp có kho lạnh trên địa bàn cho thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu gửi tạm trữ thanh long chờ tiêu thụ; cơ cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp để tăng thu mua thanh long cho nhà vườn.
Trước đó, Trung Quốc có quyết định tạm dừng nhập khẩu thanh long Việt Nam từ ngày 29-12 đến hết ngày 26-1-2022 với lý do do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên 3 lô hàng. Bộ Công Thương đã liên tục khuyến cáo cần "an toàn để xuất khẩu, xuất khẩu phải an toàn". Cụ thể, các địa phương vùng trồng, doanh nghiệp, các thương lái, lái xe đường dài tăng cường áp dụng các biện pháp nhằm bảo đảm quy trình sản xuất, bao gói, vận chuyển hàng hóa tuyệt đối an toàn, theo đúng yêu cầu của công tác phòng chống dịch, từ đó giúp các bên liên quan mở và duy trì bền vững việc mở lại các cửa khẩu. Các địa phương biên giới cũng cần tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát để bảo đảm quy trình an toàn hàng hóa, phương tiện được thực hiện một cách chính xác và nghiêm túc; kiên quyết loại bỏ những lô hàng có biểu hiện vi phạm quy tắc phòng chống dịch để không làm ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng, đồng thời xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có liên quan tới các lô hàng đó.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

MM Mega Market Việt Nam khai trương Kho Sa Pa

Yếu tố “thổi bùng” giá đường, cao su và nhóm kim loại công nghiệp tuần qua

Quế được mùa, được giá

Giá kim loại giảm sâu, dấu hiệu của suy thoái kinh tế?

Dấu ấn nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”
Tin cùng chuyên mục

Công tác đào tạo: Nền móng vững chắc của thị trường giao dịch hàng hóa

Kim loại quý liệu có còn là kênh trú ẩn an toàn trong thời buổi lạm phát?

Giá dầu thô trên đà quay trở lại đỉnh cũ, lúa mỳ tăng mạnh hơn 5%

Quạt điều hòa giảm sâu ‘hỗ trợ’ người tiêu dùng giải nhiệt mùa hè

Nhóm năng lượng và dầu thực vật tăng mạnh trong tuần cuối tháng 4

Giao dịch hàng hóa liên thông với thế giới: Tăng tốc ngoạn mục

Đông Nam bộ: Sức mua tăng trong những ngày nghỉ lễ

Hàng loạt chương trình giảm giá, khuyến mại trong dịp 30/4-1/5

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2022 tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước

Ngành chăn nuôi trong nước và sự phụ thuộc vào thời tiết bên kia đại dương

Hà Nội: Thời trang Hè ngập tràn khuyến mãi chào mừng đại lễ 30/4-1/5

Giá hàng hóa biến động lớn: Kinh nghiệm quý cho tổ chức thị trường giao dịch tại Việt Nam

Giá hàng hóa thế giới chịu sức ép khi đồng Dollar Mỹ lên cao nhất 2 năm

Bảo hiểm giá thông qua Sở Giao dịch hàng hóa: Giải pháp cho ngành xăng dầu khi giá thế giới biến động mạnh

Đà tăng của giá dầu đang dẫn dắt xu hướng giá của nhiều mặt hàng liên quan

Mua hàng Thái Lan ở siêu thị Việt

Giá nông sản Chicago tăng mạnh, thị trường năng lượng “nín thở” chờ các báo cáo quan trọng

Dầu thô WTI lên ngôi, Top 5 thị phần môi giới hàng hóa tại Việt Nam có sự thay đổi

Dư địa nào để điều hành giá năm 2022?
