Tập đoàn Dabaco đẩy nhanh sản xuất thương mại vaccine dịch tả lợn châu Phi
Nông nghiệp - nông thôn Thứ sáu, 14/01/2022 - 15:56 Theo dõi Congthuong.vn trên
Sáng ngày 14/1/2022 tại Hà Nội, Tập đoàn Dabaco Việt Nam và Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức ký thỏa thuận hợp tác nhằm hỗ trợ Tập đoàn Dabaco Việt Nam đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất thành công vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi, đưa sản phẩm ra thị trường trong thời gian sớm nhất, đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng chống dịch bệnh.
Trước đó, ngày 6/1/2022, Cục Thú y đã thành lập tổ công tác đặc biệt để cùng phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn cụ thể, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho Tập đoàn Dabaco Việt Nam đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất thương mại vaccine dịch tả lợn châu Phi theo quy định.
Tập đoàn Dabaco cũng đã thành lập Tổ công tác gồm lãnh đạo Tập đoàn, các nhà khoa học, quản lý để trực tiếp làm việc và phối hợp với Tổ công tác của Cục Thú y giải quyết công việc trên tinh thần quyết liệt và khẩn trương nhất.
Theo thoả thuận, hai bên thiết lập cơ chế phối hợp và trao đổi, xử lý thông tin bảo đảm kịp thời, hiệu quả. Song song với việc hỗ trợ và hướng dẫn về các thủ tục hành chính, các vấn đề pháp lý có liên quan, Tổ công tác đặc biệt của Cục Thú y cũng lên kế hoạch và tư vấn cho Tập đoàn Dabaco Việt Nam về việc đưa vào sử dụng nhà máy sản xuất thuốc thú y đạt chuẩn GMP-WHO.
![]() |
Đồng thời bố trí nguồn lực nhân sự có kinh nghiệm và chuyên môn cao để hướng dẫn, hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho các nhân sự chuyên môn của Tập đoàn Dabaco Việt Nam được cấp chứng chỉ thực hành tốt sản xuất thuốc thú y theo tiêu chuẩn GMP-WHO.
Trước những nguy cơ lây lan và bùng phát của dịch tả lợn châu Phi khi hiện tại vẫn chưa có vaccine thương mại đặc trị, Cục Thú y và Tập đoàn Dabaco Việt Nam đang nỗ lực trên tinh thần mỗi một cuộc họp giải quyết được những công việc cụ thể để đẩy được tiến độ nhanh hơn, thể hiện trách nhiệm cao của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cùng tham gia trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp, người dân.
Tập đoàn Dabaco Việt Nam là một trong những đơn vị tiên phong trong việc thực hiện những định hướng chiến lược ngành Nông nghiệp công nghệ cao. Việc sớm đưa vaccine dịch tả lợn châu Phi của Tập đoàn Dabaco Việt Nam vào sản xuất và thương mại hóa mở ra lịch sử với ngành chăn nuôi và thú y của Việt Nam.
Bởi từ nền tảng vaccine dịch tả lợn châu Phi này, Việt Nam hoàn toàn có thể vươn lên trở thành cường quốc về chăn nuôi lợn trong khu vực và trên thế giới, bên cạnh đó là giúp Tập đoàn Dabaco Việt Nam bước chân vào lĩnh vực vaccine- lĩnh vực khoa học công nghệ đòi hỏi trình độ hàng đầu thế giới hiện nay.
Ông Nguyễn Như So- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dabaco cho biết, công tác tiêm khảo nghiệm cho đàn lợn đã và đang được tiến hành trên diện rộng. Hiện quy trình cũng như thủ tục chấp thuận và sử dụng loại vaccine dịch tả lợn châu Phi chỉ còn chờ các cơ quan chức năng nhà nước.
Một khi vaccine dịch tả lợn châu Phi được sản xuất thương mại sẽ góp phần vực dậy ngành chăn nuôi trong nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh này. Theo thống kê đã có đến 6 triệu con lợn trên tổng đàn 30 triệu con đã phải tiêu huỷ do ảnh hưởng từ căn bệnh thế kỷ này của ngành chăn nuôi.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Vắc xin thú y nhập lậu tràn lan, Bộ NN&PTNT đề nghị xử lý nghiêm

Sắp diễn ra Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân Việt Nam 2022

Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm sản phẩm có trách nhiệm với xã hội, môi trường 2022

Tổ chức Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 – 2025
Tin cùng chuyên mục

Khoa học công nghệ trong nông nghiệp: Cần hướng đến các sản phẩm mới, có tính ứng dụng cao

Thúc đẩy phát triển quế bền vững thông qua dự án BioTrade

Một ngày cùng diêm dân trên cánh đồng muối Bạch Long

Ứng dụng than sinh học trong phát triển nông nghiệp

Đề nghị chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang chịu thuế

Phát huy vai trò chợ nông thôn

Hội Nghề cá Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông

Xử lý dứt điểm các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

Sắp xếp lại 4 Tổng cục tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Nghệ An: Trên 3.600ha sắn bị bệnh, người dân thiệt hại lớn

Phát triển nông thôn mới: Gắn với xây dựng đô thị xanh

Đòn bẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP

NPK Cà Mau: Nỗ lực đồng hành cùng nông dân Việt Nam

Chọn phân bón nào để góp phần phát triển nông nghiệp bền vững?

Quảng Ninh phấn đấu về đích nông thôn mới trong năm 2022

Nhiều đột phá về thể chế, chính sách cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Khẩn trương cứu diện tích lúa Đông Xuân, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản

Bố trí 196.332 tỷ đồng cho chương trình nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Sửa đổi Nghị định 67: Chính sách cần sát thực tiễn
