Từ xa xưa, tranh chạm khắc gỗ đã được đánh giá cao bởi kỹ thuật chế tác điêu luyện, bố cục chặt chẽ và nội dung chủ đề nổi bật. Với đôi bàn tay khéo léo nghệ nhân Lê Minh Sĩ đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm tranh gỗ độc đáo.
Nghệ nhân Phạm Đạt là cháu nội Cố nghệ nhân Phạm Văn Huỳnh, tức cụ Cửu Huỳnh nghệ nhân bậc thầy tại làng gốm Bát Tràng. Ngay từ nhỏ, nghệ nhân Phạm Đạt đã lớn lên cùng nghề làm gốm, chứng kiến sự thăng trầm và trực tiếp tham gia vào quá trình làm gốm tại gia đình. Đồng thời, cũng là người khởi xướng khôi phục dòng gốm men rạn từ xa xưa, cho ra đời hàng trăm dòng gốm cao cấp tinh xảo đậm đà bản sắc dân tộc và thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt.
Theo lời kể của bà Phùng Thị Thịnh - vợ cố nghệ nhân gốm Bát Tràng Vũ Đức Thắng, sinh thời, cố nghệ nhân luôn theo đuổi những thứ bình dị, gần gũi với con người Việt Nam. Đó cũng là “mạch nguồn” xuyên suốt cảm hứng sáng tạo của ông, để cho ra những sản phẩm gốm mang đậm “Hồn đất Việt”.
Người Việt Nam trong thời cổ cơ bản là nông dân, nhưng nếu chỉ thuần nông nghiệp thì không thể phát triển đất nước một cách mạnh mẽ. Tổ tiên ta đã tổng kết: “Phi trí bất hưng, Phi thương bất phú, Phi công bất hoạt, Phi nông bất ổn”… Theo đó, nghề thủ công mỹ nghệ là một trong những thành tố quan trọng để người Việt phát triển ổn định, trên con đường tiến về phía trước.
Điêu khắc gỗ là một nghề mang tính chất cổ truyền có từ lâu đời ở Việt Nam. Sau nhiều giai đoạn hình thành và phát triển khác nhau, đến nay, điêu khắc gỗ đã trở thành một trong những ngành mũi nhọn của ngành gỗ Việt Nam.
Đến khu tập thể 3 tầng cũ kỹ ở quận Hà Đông (TP. Hà Nội), hỏi thăm nghệ nhân Chu Mạnh Chấn ai cũng biết. Ông nổi tiếng là một họa sỹ tài hoa trong làng họa, đam mê với tranh sơn mài và là một nhà giáo tâm huyết của nhiều thế hệ nghệ nhân.
Tìm hiểu về những người thợ thủ công, những nghệ nhân… tôi càng thêm kính phục, bởi họ đã gắn bó cả cuộc đời mình cho nghề, để làm ra sản phẩm có chất lượng cao. Ông Lý Ngọc Minh - Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Long I - là một người như vậy. Ông cũng chính là "tổng công trình sứ" tất cả dòng sản phẩm mới của Minh Long.
Được mệnh danh là người "vẽ tranh bằng chỉ" nhờ kỹ thuật thêu tay tinh xảo, nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự năm nay đã gần 80 tuổi, nhưng vẫn ngày ngày miệt mài bên khung thêu, cho ra đời những bức tranh làm rạng danh hồn quê đất Việt.
Trải qua thăng trầm lịch sử hơn 200 năm, nghề kim hoàn xứ Huế có độ những tưởng bị mất đi, may nhờ ơn tổ nghiệp và sự chăm chỉ gây dựng của lớp lớp cháu con, nên nghề xưa không những giữ được mà còn phát triển rạng ngời và vững bền hơn so với trước.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai hiệu quả nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá… đã giúp duy trì và tăng số hộ sản xuất, số lao động tại làng nghề, đáp ứng sản lượng, sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.