TP. Hồ Chí Minh: Hơn 4.700 sản phẩm tham gia triển lãm ngành lương thực, thực phẩm
Thương mại Thứ hai, 13/12/2021 - 18:29 Theo dõi Congthuong.vn trên
TP. Hồ Chí Minh: Ngành lương thực thực phẩm sẵn sàng tăng tốc những tháng cuối năm |
Ngày 13/12, tại Showroom Xuất khẩu 92 – 96 Nguyễn Huệ, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (FFA) tổ chức khai mạc “Tuần lễ Triển lãm sản phẩm ngành lương thực, thực phẩm” năm 2021.
![]() |
Các sản phẩm tham gia Tuần lễ Triển lãm sản phẩm ngành lương thực, thực phẩm” năm 2021, đều có mẫu mã đẹp, giá cả cạnh tranh |
Ông Nguyễn Tuấn - Phó Giám đốc ITPC - cho biết, “Tuần lễ Triển lãm sản phẩm ngành lương thực, thực phẩm” năm 2021, do 2 đơn vị tổ chức lần này là chương trình đầu tiên, mở đầu cho chuỗi các chương trình triển lãm sản phẩm chuyên ngành sẽ tổ chức định kỳ hàng quý tại Showroom xuất khẩu ITPC.
Tuần lễ Triển lãm sản phẩm ngành lương thực, thực phẩm năm nay quy tụ gần 85 DN sản xuất lương thực, thực phẩm tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh với 716 mặt hàng, 4.700 sản phẩm tham gia trưng bày tại triển lãm. Các sản phẩm tham gia triển lãm đều có mẫu mã đẹp, giá cả cạnh tranh, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngoài các thương hiệu lớn, có uy tín trong ngành như Vissan, Sagri, Acecook Việt Nam, Ba Huân, Tân Tân… Ban tổ chức cũng thiết kế khu trưng bày dành riêng cho nhóm sản phẩm của các DN khởi nghiệp, nhỏ và siêu nhỏ để hỗ trợ kết nối với đại diện các DN bán lẻ hiện đại và xuất khẩu (như AEON Việt Nam, AEON TOPVALU Việt Nam …), từ đó mở rộng thị trường, định hướng và xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, tham gia chương trình, DN được bố trí mặt bằng để trưng bày sản phẩm, trình chiếu giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu miễn phí.
![]() |
Khách hàng là các doanh nghiệp trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, thiết lập quan hệ, tìm kiếm cơ hội phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu |
Hiện ngành lương thực, thực phẩm được TP. Hồ Chí Minh xác định là một trong 4 ngành trọng điểm, chiếm 13,78% giá trị sản xuất và đóng góp 13,69% giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp của thành phố (TP). Phần lớn DN sản xuất lương thực, thực phẩm có thương hiệu, uy tín của Việt Nam đều chủ yếu tập trung tại TP. Hồ Chí Minh và số lượng DN kinh doanh trong lĩnh vực này cũng tăng trưởng khá nhanh, bình quân 13,7%/năm trong 5 năm qua.
Theo Phó Giám đốc ITPC, sau những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 làm gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng, nhiều đơn hàng bị hủy hoặc nhà mua hàng chuyển qua đặt hàng ở quốc gia khác dẫn đến tắc cả đầu vào lẫn đầu ra, cộng đồng DN, trong đó có các DN ngành lương thực, thực phẩm hiện gặp phải rất nhiều khó khăn.
“Tuần lễ này nhằm đồng hành cùng DN, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, khởi động lấy đà phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; đồng thời cụ thể hóa những chủ trương, chính sách trong “Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm ngành chế biến lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2030” của UBND TP” – Phó Giám đốc ITPC nhấn mạnh.
Trong bối cảnh tái sản xuất, phục hồi kinh doanh sau tác động nặng nề của làn sóng dịch covid-19 lần thứ 4, bà Lý Kim Chi – Chủ tịch FFA khẳng định, ngành sản xuất hàng hóa thiết yếu vẫn đảm bảo được lực lượng lao động đủ đáp ứng quay lại sản xuất ngay và nhanh nhất. Hầu hết các DN đều được tạo điều kiện duy trì hoạt động sản xuất trong thời điểm giãn cách khắt khe nhất.
Đứng trước những thuận lợi, khó khăn mà DN ngành lương thực, thực phẩm đang đối mặt sau làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4. Bà Lý Kim đánh giá cao việc tái khởi động các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp như “Tuần lễ Triển lãm sản phẩm ngành lương thực, thực phẩm” năm 2021 do ITPC và FFA phối hợp tổ chức. Đây là hoạt động có ý nghĩa trong việc hỗ trợ các DN lương thực, thực phẩm có thêm cơ hội trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, thiết lập quan hệ, tìm kiếm cơ hội phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu.
“Chúng tôi kỳ vọng, thông qua các hoạt động kết nối trực tiếp sẽ mở ra nhiều cơ hội giúp DN quảng bá, giới thiệu thương hiệu, qua đó đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thêm đối tác, thị trường, giúp DN nhanh phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh” - Chủ tịch FFA bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Cơ hội xuất khẩu nguyên liệu nhựa, in ấn và bao bì sang Algeria

Doanh nghiệp ứng phó với phòng vệ thương mại: Chủ động, linh hoạt hơn

Khai mạc “Tuần lễ xoài và trái cây chủ lực Đồng Tháp”

Xuất khẩu tôm sú sang thị trường Bắc Âu: Tiềm năng lớn

Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản tại thị trường Hoa Kỳ?
Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa diễn biến như thế nào những tháng cuối năm?

10 cảng cạn tại Việt Nam là những cảng nào?

Ngành điều cần làm gì để duy trì vị trí số 1 tại thị trường EU

Hơn 100 thương nhân Trung Quốc đến Lục Ngạn để mua vải thiều

Để xúc tiến thương mại là "bà mối mát tay" kết nối cung cầu

Nhiều dư địa cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại thị trường Hoa Kỳ

Thị trường Nhật Bản tăng nhập khẩu trái chuối từ Việt Nam

Ngành Công Thương: Hướng tới mục tiêu xuất nhập khẩu bền vững

Thương mại điện tử thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu trong đại dịch

Tư vấn xuất khẩu hạt điều sang thị trường Đông và Tây Âu

Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2022 tại Hà Nội

Bí quyết nào giúp Trung Nguyên Legend chinh phục thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ: Cách nào để gia tăng thị phần?

Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2022 tại TP. Hồ Chí Minh

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Xuất khẩu hàng hóa vượt 120 tỷ USD, xuất siêu cao

Giao thương trực tuyến sản phẩm thời trang Việt Nam - Nam Mỹ

Tủ gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ có nguy cơ bị khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại
