Triển khai dự án phục vụ nhập khẩu điện từ Lào: Vướng ở quy hoạch
Công nghiệp Thứ sáu, 18/09/2020 - 11:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
![]() |
Đôn đốc thực hiện các dự án điện |
Còn nhiều khó khăn
Thực hiện chỉ đạo của Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực (BCĐQGĐL), kiểm tra, đôn đốc đối với các dự án điện phục vụ nhập khẩu điện của Lào khu vực Nghệ An, Thanh Hóa, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tích cực làm việc, trao đổi với Tổng công ty Điện lực Lào (EDL), chủ đầu tư các nguồn điện tại Lào và những đối tác liên quan. Qua đó, đề xuất chủ trương nhập khẩu, phương án liên kết đấu nối và đàm phán ký kết các hợp đồng mua điện từ dự án nguồn điện tại Lào để đảm bảo tính đồng bộ, đáp ứng yêu cầu nhập khẩu điện của Việt Nam.
Việc triển khai đầu tư các công trình lưới điện phục vụ đấu nối nhập khẩu điện từ các NMNĐ tại Lào tại khu vực Thanh Hóa, Nghệ An đang được tích cực thực hiện. Theo đó, đường dây (ĐD) 220kV Nậm Sum - Nông Cống (Thanh Hóa) dự kiến khởi công vào quý I/2021, hoàn thành quý 1/2022, hiện đã duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT) và đang chọn tư vấn lập thiết kế kỹ thuật (TKKT).
ĐD 220kV Nậm Mô (Lào) - Tương Dương (Nghệ An) dự kiến khởi công vào tháng 12/2021, hoàn thành tháng 12/2022, EVN đã họp thẩm định BCNCKT. Trạm biến áp (TBA) 220kV Tương Dương và đấu nối dự kiến khởi công tháng 9/2020, hoàn thành tháng 12/2021, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đang thẩm định TKCS; TBA 220kV Nam Cấm và ĐD đấu nối được khởi công năm 2021, hoàn thành năm 2022, hiện đang lập BCNCKT. ĐD 220kV Tương Dương - Đô Lương và ĐD 220kV Đô Lương - Nam Cấm được khởi công năm 2022, hoàn thành 2024, hiện đang khảo sát, lập BCNCKT.
Theo EVN, đây là những dự án rất quan trọng bổ sung lượng khá lớn công suất từ Lào về Việt Nam trong bối cảnh nhiều dự án nguồn điện trong nước chậm tiến độ, phụ tải ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiện nay, đa số các dự án điện gặp khó khăn liên quan đến thỏa thuận tuyến, quy hoạch sử dụng đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) và đánh giá tác động môi trường.
Đẩy nhanh tiến độ
Để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình đầu tư các dự án lưới điện phục vụ tăng cường nhập khẩu điện từ Lào tại khu vực Thanh Hóa, Nghệ An, EVN đề nghị Văn phòng BCĐQGĐL ý kiến với các bộ, ngành và UBND tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa xem xét giải quyết một số vấn đề. Theo đó, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục hỗ trợ EVN và các đơn vị giải quyết kịp thời các vướng mắc liên quan chuyển đổi đất rừng; sớm bổ sung quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất cho dự án; hỗ trợ, hướng dẫn trong công tác xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, công tác đền bù và GPMB; xem xét, sớm phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường...
Tại cuộc họp với UBND tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An mới đây, ông Nguyễn Thái Sơn - Chánh Văn phòng BCĐQGĐL - đề nghị UBND các tỉnh, sở, ban, ngành và cơ quan liên quan tiếp tục quan tâm, tập trung hỗ trợ chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục dự án, bao gồm: Bổ sung các dự án 220kV phục vụ nhập khẩu điện vào quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của địa phương; đề xuất Chính phủ xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, bổ sung dự án vào kế hoạch quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, thỏa thuận hướng tuyến đường dây...
Ông Nguyễn Thái Sơn cũng yêu cầu, EVN, Ban quản lý Dự án điện, Sở Công Thương các tỉnh cần khẩn trương báo cáo vướng mắc, đề xuất kiến nghị cụ thể để khắc phục thực trạng chậm tiến độ dự án, nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy cho hệ thống điện quốc gia nói chung và phát triển kinh tế của Thanh Hóa, Nghệ An nói riêng. n
Tại khu vực Thanh Hóa và Nghệ An, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua chủ trương nhập khẩu điện từ 2 cụm nhà máy thủy điện tại Lào với tổng công suất 770MW; chấp thuận bổ sung quy hoạch các công trình lưới điện liên kết đấu nối về Việt Nam. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Dự án mỏ sắt Thạch Khê: Nhìn từ Nghị quyết của Đảng và ý kiến các bộ, ngành

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may tiếp cận thị trường châu Âu

Ngành cơ khí: Giải pháp để tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu

Khai báo hóa chất chỉ mất 15 giây, xóa bỏ khoảng 70.000 bộ hồ sơ giấy/năm

Ngành công nghiệp: Những dấu ấn nổi bật
Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương rốt ráo gỡ “điểm nghẽn” nguồn cung nguyên liệu

Pandora đầu tư 100 triệu USD xây dựng cơ sở chế tác trang sức tại Việt Nam

Đẩy mạnh chuỗi công nghiệp công nghệ cao

Lời giải nào cho bài toán vốn cho nguồn kinh phí?

Khai thác, chế biến Niken tại Việt Nam: Tiềm năng còn bỏ ngỏ - Bài 2: Cần cơ chế đặc thù

Bộ Công Thương mong muốn tạo thuận lợi cho ngành thép lớn mạnh

Khai thác, chế biến Niken tại Việt Nam: Tiềm năng còn bỏ ngỏ - Bài 1: Cơn “khát” niken vẫn chưa dừng

Giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu để tăng sức cạnh tranh trong ngành công nghiệp

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thế mạnh của Thái Bình: Tăng tỷ lệ nội địa hóa

Xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp: Kiến tạo động lực, thúc đẩy tăng trưởng

Hậu Giang phê duyệt quy hoạch 8 dự án khu công nghiệp

Ngành dệt may lấy lại đà tăng trưởng, doanh thu quý 1 tăng hơn 44%

Sự thật về nguồn viện trợ của Mỹ tại Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,5%

Hậu Giang: Giảm dần tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu

Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung công nghiệp chế biến để nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp

Phát triển ngành cơ khí Việt Nam: Kiến nghị cần sớm có Luật Cơ khí

COVID-19 được kiểm soát, sản xuất công nghiệp tăng 9,4% so cùng kỳ

Doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước: Liệu có nắm được cơ hội vàng?
