Trung Quốc tăng nhập khẩu rau quả chế biến từ thị trường Việt Nam
Xuất nhập khẩu Thứ sáu, 14/01/2022 - 09:20 Theo dõi Congthuong.vn trên
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, nhập khẩu hàng rau quả chế biến (mã HS 20) của nước này trong tháng 11/2021 đạt 211,86 triệu USD, tăng 31,7% so với tháng 11/2020. Trong 11 tháng năm 2021, nhập khẩu hàng rau quả chế biến của Trung Quốc đạt 1,48 tỷ USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2020.
![]() |
Chế biến dứa xuất khẩu (Ảnh minh họa) |
Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu chủng loại hàng rau quả chế biến từ hầu hết các thị trường cung cấp, trừ thị trường Thái Lan. Trong đó, Hoa Kỳ và Việt Nam là 2 thị trường cung cấp lớn nhất chủng loại hàng rau quả chế biến cho Trung Quốc trong 11 tháng năm 2021. Trung Quốc nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 278 triệu USD, tăng 67,5% so với cùng kỳ năm 2020; nhập khẩu từ Việt Nam đạt 213 triệu USD, tăng 34,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Trung Quốc nhập khẩu chủng loại mã HS 2008 (quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác) với trị giá chiếm 50,1% tổng trị giá nhập khẩu hàng rau quả chế biến (mã HS 20). Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu chủng loại này từ thị trường Hoa Kỳ đạt 201,2 triệu USD, tăng 111,6% so với cùng kỳ năm 2020; tiếp theo là nhập khẩu từ Việt Nam đạt 148,9 triệu USD, tăng 28,3%; từ Hàn Quốc đạt 77 triệu USD, tăng 8,5%; từ Philippines đạt 64,6 triệu USD, tăng 30,9%... Mã HS 2009 (các loại nước ép trái cây (kể cả hèm nho) và nước rau ép, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường chất làm ngọt khác) là chủng loại lớn thứ 2 Trung Quốc nhập khẩu trong 11 tháng năm 2021, chiếm 30,2% tổng trị giá nhập khẩu hàng rau quả chế biến của Trung Quốc. Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu chủng loại này từ các thị trường như Brazil, Việt Nam, Israel, Tây Ban Nha và Thái Lan…
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam là thị trường xuất khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật lớn thứ 9 toàn cầu. Tốc độ xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam ra thị trường thế giới trong giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 22,15%/năm. Các thị trường xuất khẩu chính mặt hàng rau quả chế biến của Việt Nam gồm: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Australia … Dự báo trong năm 2022, rau quả chế biến vẫn sẽ là chủng loại sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng bởi sự tiện lợi và thời gian bảo quản lâu.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Latvia

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giảm tốc trong nửa đầu tháng 5

21 khuyến nghị giúp giảm ùn tắc tại cảng Cát Lái

FSIS công nhận 19 nhà máy chế biến cá tra được xuất khẩu vào Mỹ

Xuất khẩu thanh long vào Australia và New Zealand: Khai thác cơ hội mới
Tin cùng chuyên mục

Hiệp định RCEP tạo “đường bay thẳng” cho xuất khẩu điều

Xuất khẩu vải thiều kỳ vọng tăng trưởng ở những thị trường khó tính

Xuất nhập khẩu duy trì đà tăng hai con số

Hơn 11.200 tấn hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Bắc Luân II từ khi thông quan quan trở lại

Thêm 2 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu cá tra vào Liên minh kinh tế Á - Âu

Xuất khẩu tôm sú sang thị trường Bắc Âu: Tiềm năng lớn

Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản tại thị trường Hoa Kỳ?

Xuất nhập khẩu hàng hóa diễn biến như thế nào những tháng cuối năm?

Nhiều dư địa cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại thị trường Hoa Kỳ

Thị trường Nhật Bản tăng nhập khẩu trái chuối từ Việt Nam

Ngành Công Thương: Hướng tới mục tiêu xuất nhập khẩu bền vững

Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ: Cách nào để gia tăng thị phần?

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Xuất khẩu hàng hóa vượt 120 tỷ USD, xuất siêu cao

Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt mốc 1 tỷ USD, giá bán áp đảo gạo Thái

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Bức tranh xuất khẩu hàng hóa: Nhìn từ các địa phương lọt Top xuất khẩu

Xuất khẩu của Lâm Đồng tháng 4 tăng 42,62%
