Việt Nam – Israel: Nỗ lực và quyết tâm ký kết Hiệp định thương mại tự do
Hội nhập - Quốc tế Thứ ba, 16/11/2021 - 16:51 Theo dõi Congthuong.vn trên
Việt Nam – Israel: Đẩy nhanh đàm phán hiệp định thương mại tự do |
Sáng ngày 16/11/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Đại sứ Israel tại Việt Nam Nadav Eshcar tại trụ sở Bộ Công Thương.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị Israel tạo điều kiện, tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong các hoạt động xúc tiến thương mại |
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao sự phát triển không ngừng trong quan hệ song phương giữa hai nước trên nền tảng quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước. Israel là đối tác thương mại thứ 5 của Việt Nam tại khu vực Tây Á và thị trường nước này được đánh giá rất tiềm năng đối với hàng hóa Việt Nam. Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, song tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam - Israel vẫn đạt 1,6 tỷ USD, tăng 36,4% so với năm 2019. 9 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch song phương đạt 1,3 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Israel đang ngày càng đa dạng hơn về chủng loại, bao gồm: điện thoại di động và linh kiện; máy vi tính và linh kiện; hàng thủy sản; hạt điều; hàng dệt may và giày dép các loại; cà phê; hạt tiêu; máy móc thiết bị; cao su tự nhiên; nước giải khát; sản phẩm chất dẻo; sản phẩm gỗ; sản phẩm hóa chất; hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ... Đây là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam, được người tiêu dùng Israel ưa chuộng và có chỗ đứng ổn định trên thị trường Isarel.
Với kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Đại sứ thúc đẩy Israel tạo điều kiện, tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong các hoạt động xúc tiến thương mại, kể cả trực tiếp và trực tuyến, nhằm đưa mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như hạt tiêu, hạt điều, cà phê, rau, quả, dệt may, da giày… vào thị trường Israel. Đồng thời, hai bên xem xét cơ chế trao đổi thông tin về các quy định kỹ thuật, quy trình đánh giá phù hợp, từ đó đưa ra cơ chế hợp tác hài hóa giữa các tiêu chuẩn, áp dụng một số mặt hàng xuất nhập khẩu có kim ngạch lớn giữa hai bên, góp phần tăng cường thương mại hai chiều.
![]() |
Đại sứ Nadav Eshcar nhấn mạnh Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Israel tại thị trường Đông Nam Á |
Đại sứ Nadav Eshcar nhận định, hợp tác giữa Việt Nam và Israel khá rộng, đa dạng, cho thấy tiềm năng to lớn để thúc đẩy quan hệ song phương toàn diện, thực chất hơn nữa. Đặc biệt, việc đàm phán FTA Việt Nam – Israel đang ở những bước cuối cùng, sẽ tạo đột phá mới cho quan hệ song phương hai nước. “FTA được ký kết sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Israel và Việt Nam. Nếu FTA song phương được ký kết sẽ dễ dàng thúc đẩy đưa mức kim ngạch thương mại song phương lên 3 tỷ, 4 tỷ USD một cách dễ dàng và nhanh chóng” - Đại sứ Nadav Eshcar nhận định.
Thông tin thêm về quá trình đàm phán FTA Việt Nam – Israel, Đại sứ Nadav Eshcar cho biết, Việt Nam đã chuyển cho Israel những đề xuất mới liên quan đến hàng hóa. Đây là lĩnh vực trao đổi quan trọng và cuối cùng. Do khó khăn của đại dịch, hai bên không thể trao đổi trong nhóm làm việc lớn nhưng cũng đã trao đổi qua các nhóm làm việc nhỏ và đang đẩy nhanh công tác kết thúc đàm phán FTA này. Phía Israel đang khẩn trương thúc đẩy cơ quan có liên quan để phấn đấu hoàn thành công tác đàm phán này trong năm nay và tiến tới ký kết FTA vào năm sau.
![]() |
Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ghi nhận nỗ lực của cả Việt Nam và Isreal trong việc đàm phán Hiệp định này và hy vọng với quyết tâm và sự đồng thuận về chính trị được thể hiện tại cuộc điện đàm ngày 12/7/2021 giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với Thủ tướng Isarel Naftali Bennet, việc đàm phán Hiệp định sẽ sớm kết thúc và đi đến ký kết.
Về lĩnh vực công nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng mong muốn các doanh nghiệp Israel quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực như công nghiệp phụ trợ, công nghiệp điện tử... tại Việt Nam. Mặc dù FTA giữa Việt Nam và Israel chưa kết thúc đàm phán, song các doanh nghiệp Việt Nam và Israel đã thể hiện sự quan tâm lớn vào các hoạt động song phương, như hợp tác của doanh nghiệp Israel với TH TrueMilk tại Nghệ An và Vinfast đầu tư vào Israel trong lĩnh vực sản xuất ô tô…
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hy vọng, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của Israel trong đầu tư, chuyển đổi và chuyển giao công nghệ số và công nghệ phát triển bền vững nhằm tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng công nghệ. Đồng thời, khẳng định Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy đàm phán hướng tới việc sớm đạt được một Hiệp định thương mại tự do cân bằng về lợi ích giữa hai bên, nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại – đầu tư song phương đi vào chiều sâu.
Cơ cấu mặt hàng của Israel và Việt Nam có sự bổ sung lẫn nhau, không cạnh tranh trực tiếp. Điều này tạo điều kiện để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu nhiều mặt hàng thế mạnh sang Israel và giúp Việt Nam có điều kiện tiếp cận các mặt hàng công nghệ cao của Israel, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Cảng Cái Mép được đánh giá là cảng hiệu quả thứ 13 toàn cầu

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Cải cách WTO cần bảo đảm cân bằng quyền lợi và nghĩa vụ

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng

Giá dầu thô tăng mang lại những “điềm báo” cho châu Á

Hai cơ quan của Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng điều hành các trung tâm khu vực của ESCAP
Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tăng cường hợp tác với các địa phương của Nhật Bản

Giá dầu ăn hạ nhiệt khi Indonesia xuất khẩu 200.000 tấn dầu cọ thô

Hợp tác với Việt Nam, trách nhiệm với Việt Nam là nhu cầu của cộng đồng quốc tế

Diễn đàn Kinh tế thế giới 2022: Vai trò tiêu điểm của ASEAN trong một thế giới đang chuyển mình

Các hoạt động song phương của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại WEF 2022

Tuần lễ Argentina tại Hà Nội: Kết nối tiêu dùng qua văn hoá ẩm thực

Hiệp định RCEP tạo dựng các mối quan hệ mới cho ngành dệt may

ASEAN- EU công bố Sách Xanh 2022 kỷ niệm 45 năm quan hệ đối tác

ILO thiết lập cơ sở trực tuyến về điều khoản lao động trong các hiệp định thương mại

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái gặp Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ và các nhà đầu tư

Diễn đàn kinh tế thế giới: 5 đề xuất của Việt Nam về lương thực toàn cầu

Xuất khẩu nhựa vào Úc: Dư địa vẫn còn nhiều

Pakistan cấm nhập khẩu 38 mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu

Davos 2022: Những ưu tiên hàng đầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Giá lương thực tăng cao “phủ bóng” toàn cầu

Việt Nam tiếp tục phối hợp APEC triển khai sáng kiến phục hồi kinh tế

Tổng thống Indonesia dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ vì “con dao hai lưỡi”

Việt Nam thể hiện vai trò, uy tín khi tham gia Hội nghị WEF Davos 2022

Đại diện Việt Nam chia sẻ về phát triển kinh tế xanh trước 21 thành viên APEC
