VIMEXPO 2021 sẽ diễn ra vào tháng 10
Công nghiệp Hỗ trợ Thứ ba, 08/06/2021 - 18:01 Theo dõi Congthuong.vn trên
VIMEXPO 2020: Tạo cầu nối phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ VIMEXPO 2020 – Cơ hội gặp gỡ các đối tác tiềm năng |
Hiện nay, ngành công nghiệp hỗ trợ đang phát triển rất nhanh chóng và đóng vai trò đáng kể trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ thu hút nhiều đầu tư chất lượng hơn. Do vậy, Việt Nam đã đề ra nhiều chính sách lớn nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ.
![]() |
VIMEXPO 2021 dự kiến diễn ra với quy mô trưng bày 7.000 m2 với gần 300 gian hàng |
Điển hình như Nghị định 111 vào năm 2015 về phát triển công nghiệp hỗ trợ bao gồm 6 ngành chính: cơ khí, ô tô, điện tử, dệt may, da giày và công nghiệp công nghệ cao. Năm 2017, Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 68 về chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2016-2025, tập trung vào 3 lĩnh vực chủ yếu: linh kiện phụ tùng, dệt may - da giày và công nghiệp công nghệ cao. Nhằm tạo động lực phát triển các doanh nghiệp, tăng cường hơn nữa giá trị tăng thêm của quốc gia, Chính phủ cũng đã phê duyệt Nghị quyết 115 vào tháng 8/2020 về việc thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ Việt Nam; đặt ra các mục tiêu đối với ngành công nghiệp hỗ trợ như đảm bảo tính cạnh tranh cao trong thập kỷ tới, đặc biệt đến năm 2025, có khoảng 1.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện Việt Nam đã tham gia và ký kết các Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cùng nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) khác. Vì vậy, nhu cầu hợp tác, phát triển các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nước ngoài là rất lớn.
VIMEXPO 2021 lần này có quy mô trưng bày 7000m2 với gần 300 gian hàng. Triển lãm sẽ tạo cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hội nhập và phát triển, là cầu nối cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài nước gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu sản phẩm, mở rộng quan hệ hợp tác xuyên biên giới, tiếp cận với những phương tiện kỹ thuật cao, những thành tựu công nghiệp hỗ trợ tiên tiến hàng đầu thế giới... Trong 03 ngày mở cửa, triển lãm dự kiến thu hút khoảng 20.000 khách tham quan.
Đại diện kinh doanh Công ty Nam Sơn tại miền Bắc chia sẻ, việc các doanh nghiệp tham gia triển lãm VIMEXPO là điều kiện rất tốt để giới thiệu, quảng bá những giải pháp, công nghệ một cách rất trực quan cho khách hàng, qua đó họ có thể ứng dụng được ngay hoặc có kế hoạch cho tương lai.
Trước đó, VIMEXPO 2020 đã nhận được sự ủng hộ và tham gia của đông đảo các tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài nước.
VIMEXPO 2021 là triển lãm quốc tế duy nhất về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo tại Việt Nam thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2021 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, VIMEXPO 2021 tiếp tục kiên trì với mục tiêu “Kết nối để phát triển”, hứa hẹn đem đến một diện mạo mới trong công tác tổ chức, cả về số lượng lẫn chất lượng. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam khó tiếp cận được ưu đãi?

Ngành cơ khí: Giải pháp để tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu

Đẩy mạnh chuỗi công nghiệp công nghệ cao

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thế mạnh của Thái Bình: Tăng tỷ lệ nội địa hóa

Triển lãm quốc tế lần thứ 15 về công nghệ và thiết bị điện – Vietnam ETE 2022
Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Giảm dần tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu

Phát triển ngành cơ khí Việt Nam: Kiến nghị cần sớm có Luật Cơ khí

Doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước: Liệu có nắm được cơ hội vàng?

Phú Thọ: Xác định công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá

Hòa Bình: Ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp lớn

Liên kết thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ: Ngày càng phát huy hiệu quả

Năng suất lao động ngành chế biến, chế tạo cần đạt mục tiêu 6,5 - 7%/năm

Gỡ “điểm nghẽn” nội địa hóa linh kiện, phụ tùng ô tô: Sẽ sớm được giải quyết

Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn công nghệ thông minh

Cung ứng sản phẩm cho ngành công nghiệp chế tạo: Liên kết là tất yếu

Tăng liên kết để tự chủ nguồn nguyên liệu

Nâng cao hiệu quả mô hình Kosen tại Việt Nam

Vì sao Nghệ An chưa giải được 'bài toán' nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế Vietnam ETE 2022 và Enertec Expo 2022

Công nghiệp hỗ trợ: Làm gì để "cất cánh"?

Hà Nội: Chuỗi các sự kiện phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại HANSSIP

Bộ Công Thương cùng Hà Nội đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Cơ hội chuyển mình

Công nghiệp chế biến, chế tạo cần tiếp thêm nguồn sinh lực
