Xuất nhập khẩu khởi sắc, cả nước xuất siêu 360 triệu USD
Xuất nhập khẩu Thứ ba, 12/10/2021 - 17:59 Theo dõi Congthuong.vn trên
Năm 2021, cả nước vẫn có thể xuất siêu Xuất siêu quay trở lại, cán cân thương mại dần được cải thiện |
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 9, nước ta xuất khẩu đạt hơn 27 tỷ USD, giảm nhẹ 0,7% so với tháng 8/2021. Ở chiều nhập khẩu, tháng 9 đạt 26,67 tỷ USD, 2,5% so với tháng trước.
Tốc độ sụt giảm kim ngạch cả xuất khẩu, nhập khẩu đều được cải thiện so với tháng 8 trước đó (xuất khẩu tháng 8 giảm 2,3% so với tháng 7/2021, nhập khẩu giảm 6,1%).
![]() |
Xuất nhập khẩu hàng hoá có dấu hiệu tích cực |
Tính chung 9 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 484 tỷ USD, với mức thâm hụt hơn 2,5 tỷ USD.
Cụ thể, xuất khẩu đạt hơn 240,6 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu đạt gần 243,2 tỷ USD, tăng 30,8%.
Xuất khẩu hàng hoá đang có dấu hiệu chững lại kể từ tháng 8 đến nay. Tuy nhiên tháng 9, mức suy giảm tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ở mức thấp hơn. Tính chung 9 tháng, xuất khẩu vẫn tăng cao. Đây là một trong những nguyên nhân đóng góp vào tăng trưởng GDP 3 quý đầu năm. Đặt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, đây là sự nỗ lực rất lớn của các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang có những thuận lợi khi ta đang khai thác hiệu quả các Hiệp định FTA và nhu cầu thị trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm, đặc biệt là nhóm hàng ta có lợi thế.
Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phân tích, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 18,8% sau 9 tháng, là con số khá lớn. Trong khi đó, cả năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cả nước chỉ tăng khoảng 7%. Tuy nhiên, hiện nay, tăng trưởng nhập khẩu đang lớn hơn với 30% và sau 9 tháng, cả nước đang nhập siêu 2,13 tỷ USD, tương đương 0,8% kim ngạch xuất nhập khẩu. Đây là con số không đáng lo.
"Chúng ta còn 3 tháng quý IV, nếu không có biến động lớn về kiểm soát dịch bệnh, hy vọng rằng 3 tháng cuối năm là thời điểm các địa phương phía Nam sẽ lấy lại đà tăng trưởng và kết thúc cả năm 2021 ở cán cân cân bằng. Còn nếu thuận lợi hơn thì có thể có xuất siêu" - ông Trần Thanh Hải khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hiệp định RCEP tạo “đường bay thẳng” cho xuất khẩu điều

Xuất khẩu vải thiều kỳ vọng tăng trưởng ở những thị trường khó tính

Xuất nhập khẩu duy trì đà tăng hai con số

Hơn 11.200 tấn hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Bắc Luân II từ khi thông quan quan trở lại

Thêm 2 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu cá tra vào Liên minh kinh tế Á - Âu
Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tôm sú sang thị trường Bắc Âu: Tiềm năng lớn

Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản tại thị trường Hoa Kỳ?

Xuất nhập khẩu hàng hóa diễn biến như thế nào những tháng cuối năm?

Nhiều dư địa cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại thị trường Hoa Kỳ

Thị trường Nhật Bản tăng nhập khẩu trái chuối từ Việt Nam

Ngành Công Thương: Hướng tới mục tiêu xuất nhập khẩu bền vững

Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ: Cách nào để gia tăng thị phần?

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Xuất khẩu hàng hóa vượt 120 tỷ USD, xuất siêu cao

Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt mốc 1 tỷ USD, giá bán áp đảo gạo Thái

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Bức tranh xuất khẩu hàng hóa: Nhìn từ các địa phương lọt Top xuất khẩu

Xuất khẩu của Lâm Đồng tháng 4 tăng 42,62%

Dự báo nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt sẽ không tăng đột biến

Tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành hàng gia vị, rau quả

Ấn tượng xuất khẩu dệt may

Dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nửa đầu năm 2022 tăng từ 5% đến 8%

Nguy cơ thiếu hụt nguyên phụ liệu nhập khẩu: Cần sớm đa dạng nguồn cung
